Giáo án Lịch sử 10 Bài 7 (Cánh diều 2024): Một số nền văn minh phương Tây (3 tiết)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây (3 tiết) sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Lịch sử 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 10 Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây (3 tiết)

TIẾT 1

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

- Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp – La mã cổ đại và văn minh Tây Âu thời Phục hưng

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Biết cách sưu tầm khai thác và sử dụng tư liệu quy ước, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ... để tìm hiểu nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới

- Nhân ái: Trân quý những cống hiên mang tính tiên phong và bảo vệ nhưng giá trị văn hóa của nhân loại.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực HS

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10

- Bảng phụ, máy trình chiếu, …

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài học mới theo sự hướng dẫn của GV ở tiết trước.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:  Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi:

Đoán tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp

Giáo án Lịch sử 10 Bài 7 (Cánh diều 2023): Một số nền văn minh phương Tây (3 tiết) (ảnh 1)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.              

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.

Hy Lạp và La Mã là hai nền văn minh cổ ở khu vực Địa Trung Hải. Văn Hy Lạp hình thành từ thiên niên kỉ III, đạt đến đỉnh cảo ở thế kỉ V  TCN, trong đó từ thế kỉ II TCN người La Mã đã tiếp nhận nền văn minh Hy Lạp và phát triển thành một dòng chảy văn minh liên tục với những thành tựu cao hơn. Nền văn minh Hy Lạp La Mã hình thành trên cơ sở nào và những thành tựu của nó có ý nghĩa lịch sử gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài học này nhé.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:  Văn minh Hy Lạp, La Mã

a. Mục tiêu: - Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

- Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK

c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm  quan sát sơ đồ 6.3 và đọc thông tin SGK hiện nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên của vùng đất Hy Lạp và la mã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền văn minh

+ Nhóm 2: Nêu đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời kỳ cổ đạiKinh tế Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có những đặc điểm nổi bật gì? Theo em sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra những cơ sở gì để văn minh Hy Lạp la mã cổ đại phát triển

+ Nhóm 4: Vì sao nói chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp La Mã cổ đại có tính chất điển hình trong lịch sử cổ đại?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày và các HS khác bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Văn minh Hy Lạp, La Mã

1.1.  sở hình thành

a. Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế

- Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý: khu vực địa Trung Hải ba mặt giáp biển, có nhiều đảo lớn nhỏ, đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng, có điều kiện giao lưu, kết nối, tiếp thu ảnh hưởng của nền văn minh phương Đông cổ đại.

+ Điều kiện: Tài nguyên khoáng sản phong phú để phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải

- Dân cư

+ Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người: Ê-ô-li-êng, A-kê-ăng, Đô-ni-êng.

+ Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-an, về sau 1 bộ phần người I-ta-li-an dựng nên thành Rô-ma nên còn gọi là người Rô Ma.

- Kinh tế

Ở Hy Lạp và La Mã kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

b. Chính trị - xã hội.

- Chính trị

+ Vào khoảng thế kỷ VIII-VII TCN, các nhà nước Hy Lạp và La Mã ra đời.

+ Ở Hy Lạp là quốc gia thành bang.

+ Ở La Mã nhà nước điển hình là nền cộng hòa quý tộc, nhà nước để chế.

- Xã hội.

+ Xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm: chủ nô, bình dân và nô lệ

ü Chủ nô là tầng lớp có thể lực về chính trị và kinh tế sở hữu nhiều nô lệ.

ü Bình dân là những người tự do, gồm nông dân nghèo, thợ thủ công và nô lệ được giải phóng.

ü Nô lệ là từng lớp chiếm số đông trong xã hội làm việc nặng nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công…

Hoạt động 2:  Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã

a. Mục tiêu:  Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp – La mã cổ đại và văn minh Tây Âu thời Phục hưng

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK

c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Lịch sử 10 Cánh diều Bài 7.

Xem thêm các bài giáo án Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 5: Khái niệm văn minh

Giáo án Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông (3 tiết)

Giáo án Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây (3 tiết)

Giáo án Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời cận đại (3 tiết)

Giáo án Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời hiện đại (3 tiết)

Để mua Giáo án Lịch sử 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá