Với giải Luyện tập trang 78 Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á
Luyện tập trang 78 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 16.3 vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Tây Nam Á giai đoạn 2010 - 2020 và nêu nhận xét, giải thích.
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á trong giai đoạn 2010 - 2020 có xu hướng suy giảm. Cụ thể từ mức 6% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,1% năm 2015 và giảm sâu xuống - 6,3% tạo ra mức độ chênh lệch lớn.
- Giải thích:
+ Giai đoạn 2010 tăng trưởng GDP đạt 6% do nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang ngành công nghiệp dầu khí nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
+ Giai đoạn 2015, tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 1,1% vì chịu ảnh hưởng nhiều biến động (bất ổn xã hội - chính trị, cuộc chiến giá dầu).
+ Giai đoạn 2020 tăng trưởng GDP âm, xuống mức -6,3%, do một số quốc gia chuyển sang phát triển nền kinh tế tri thức, tập trung nghiên cứu và phát triển, giảm sự lệ thuộc vào dầu khí, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế khu vực bị khủng hoảng, thu nhập GDP và thu nhập bình quân đầu người đều giảm.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với ngành nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á?
A. Sản phẩm trồng trọt khá đa dạng.
B. Có ngành chăn nuôi rất phát triển.
C. Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển.
D. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt.
Chọn A
Một số đặc điểm của ngành nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á
- Các sản phẩm trồng trọt khá đa dạng: cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ô-liu,...), cây ăn quả,...
- Ngành chăn nuôi nhìn chung kém phát triển. Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực.
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phát triển ở ven Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ), Biển Đỏ (A-rập Xê-út), vịnh Péc-xích (Ô-man),...
Câu 2. Ngành công nghiệp then chốt của một số quốc gia ở khu vực Tây Nam Á là
A. khai thác và chế biến dầu khí.
B. chế biến lương thực thực phẩm.
C. khai khoáng và luyện kim đen.
D. sản xuất ô tô và công nghiệp dệt.
Chọn A
Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á. Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, I-ran, I-rắc. Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Câu 3. Công nghiệp dệt may phát triển khá mạnh ở khu vực Tây Nam Á do có nguồn nguyên liệu từ
A. bông.
B. tơ tằm.
C. sợi xe.
D. vải lanh.
Chọn A
Công nghiệp dệt, may ở khu vực Tây Nam Á phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, I-ran, I-rắc.
Video bài giảng Địa Lí 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á - Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á
Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á
Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á