Với giải sách bài tập Địa Lí 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập Địa Lí 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á
Câu 1 trang 45 SBT Địa Lí 11: Lựa chọn đáp án đúng.
1.1 trang 45 SBT Địa Lí 11: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về kinh tế khu vực Tây Nam Á?
A. Tốc độ tăng GDP liên tục tăng.
B. Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt lớn.
C. Quy mô GDP liên tục tăng trong giai đoạn 2000 - 2020.
D. Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng.
Lời giải:
Đáp án đúng là:B
A. Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào các điều kiện về tự nhiên.
B. Khác biệt về thể chế chính trị và chất lượng cuộc sống giữa các quốc gia.
C. Sự bất ổn về tình hình chính trị, xã hội trong khu vực.
D. Kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu dầu khí, trong khi thị trường biến động.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1.3 trang 45 SBT Địa Lí 11: Ngành nông nghiệp khu vực Tây Nam Á kém phát triển chủ yếu do
A. khí hậu khắc nghiệt, diện tích đất canh tác ít.
B. không có lao động làm nông nghiệp.
C. ít sông lớn, không có đồng bằng.
D. chỉ tập trung phát triển công nghiệp dầu khí.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
1.4 trang 45 SBT Địa Lí 11: Hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực là
A. chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại).
B. chăn nuôi sinh thái.
C. chăn thả.
D. chuồng trại.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất.
B. Cô-oét.
C. I-ran.
D. I-xra-en.
Lời giải:
Đáp án đúng là:D
1.6 trang 45 SBT Địa Lí 11: Ngành công nghiệp then chốt của khu vực Tây Nam Á là
A. khai thác và chế biến dầu khí.
C. thực phẩm.
B. dệt, may.
D. sản xuất điện.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
1.7 trang 45 SBT Địa Lí 11: Loại hình giao thông phát triển nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. đường sắt.
B. đường ô tô.
C. đường hàng không.
D. đường thuỷ.
Lời giải:
Đáp án đúng là:C
A. Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất.
B. Thổ Nhĩ Kỳ.
C. I-xra-en
D. A-rập Xê-út.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1.9 trang 45 SBT Địa Lí 11: Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất của khu vực Tây Nam Á là
A. xuất khẩu nông sản nhiệt đới.
B. nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên.
C. nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cao cấp.
D. xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ và khí tự nhiên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 47 SBT Địa lí 11: Cho bảng số liệu:
GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 - 2020
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
2000 |
2010 |
2019 |
2020 |
Tây Nam Á |
1 083,1 |
3 260,9 |
3 602,9 |
3 184,2 |
Thế giới |
33 830,9 |
66 596,1 |
87 652,9 |
84 906,8 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022; năm 2020 không bao gồm Xi-ri)
- Tính tỉ trọng GDP của khu vực Tây Nam Á so với thế giới giai đoạn 2000 - 2020.
- Từ kết quả tính được, hãy rút ra nhận xét.
Lời giải:
Tỉ trọng GDP của khu vực Tây Nam Á so với thế giới giai đoạn 2000 - 2020.
Năm |
2000 |
2010 |
2019 |
2020 |
Tây Nam Á |
3,2% |
4,89% |
4,11% |
3,75% |
Thế giới |
100% |
100% |
100% |
100% |
Tỉ trọng GDP của khu vực Tây Nam Á so với thế giới giai đoạn 2000 - 2020 có xu hướng tăng nhưng biến động
Giai đoạn (2000-2010) có xu hướng tăng
Giai đoạn (2010 - 2020) có xu hướng giảm.
Lời giải:
*) Quy mô
- Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
- Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do:
+ Sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia;
+ Chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau;
+ Sự tác động của các cường quốc trên thế giới.
*) Tăng trưởng kinh tế
- Thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí. Hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,...
- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
*) Cơ cấu kinh tế
- Ngành nông nghiệp:
+ Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020).
+ Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.
+ Các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, đẩy mạnh phát triểnnông nghiệp công nghệ cao như Iraen, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kì….
- Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và có xu hướng tăng.
Câu 4 trang 47 SBT Địa lí 11: Dựa vào bảng 16.3 trang 75 SGK, hãy:
- Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Tây Nam Á giai đoạn - 2010-2020
- Nêu nhận xét, giải thích.
Lời giải:
- Nhận xét: Tốc độ tăng GDP của khu vực Tây Nam Á không ổn định do phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: bất ổn chính trị, giá dầu mỏ, điều kiện quốc tế, thiên tai, dịch bệnh,...
Câu 5 trang 47 SBT Địa lí 11: Dựa vào bảng 16.2 trang 74 SGK, hãy:
- Nhận xét sự khác nhau về quy mô GDP giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á.
- Giải thích nguyên nhân.
Lời giải:
Quy mô GDP giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á có sự khác biết rất lớn. Chệnh lệch quy mô GDP giữa quốc gia cao nhất (Thổ Nhĩ Kỳ) và thấp nhất (Gru-di-a) lên đến hơn 45 lần (2020)
Chênh lệch chủ yếu do sự phân bố không đều tài nguyên thiên nhiên, chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau.
Cây trồng, vật nuôi |
Phân bố |
Lúa mì |
|
Bông |
|
Ô-liu |
|
Chà là |
|
Cây ăn quả |
|
Bò |
|
Dê |
|
Lời giải:
Cây trồng, vật nuôi |
Phân bố |
Lúa mì |
Thổ Nhĩ Kỳ, Irăc, Xi ri |
Bông |
Thổ Nhĩ Kỳ, Áp ga ni xtan, Ả rập xê ut. |
Ô-liu |
Ả rập xê ut, Irăc, Thổ Nhĩ Kỳ, |
Chà là |
Ả rập xê ut, Ô man, Yê men, Irăc, Thổ Nhĩ Kỳ |
Cây ăn quả |
Iran, Xi ri, Gru-di-a. |
Bò |
Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập xê ut, Áp ga ni xtan |
Dê |
Ả rập xê ut, Yê men, Thổ Nhĩ Kỳ, Áp ga ni xtan |
Tên trung tâm công nghiệp |
Thuộc quốc gia |
Cơ cấu ngành |
Đu-bai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lời giải:
Tên trung tâm công nghiệp |
Thuộc quốc gia |
Cơ cấu ngành |
Đu-bai |
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất |
Hoá dầu, đóng tàu, luyện kim màu |
Ađen |
Yê men |
Thực phẩm, hoá dầu |
Maxcat |
Ôman |
Thực phẩm, hoá dầu |
Ri at |
Ả rập xê ut |
Nhiệt điện, năng lượng tái tạo, hoá dầu |
Ca bun |
Áp ga ni xtan |
Cơ khí, thực phẩm |
Bát đa |
Irăc |
Nhiệt điện, dệt may, hoá dầu, thực phẩm |
Ba cu |
A Dec Bai Gian |
Cơ khí, hoá dầu, thực phẩm |
Êrevan |
Gru dia |
Cơ khí, dệt may, thực phẩm |
An ca ra |
Thổ Nhĩ Kỳ |
Hoá dầu, thực phẩm, sx oto, dệt may |
Lời giải:
Lời giải:
- Công nghệ nông nghiệp (AgTech) và chương trình an ninh lương thực của UAE:
+ AgTech bao gồm các phương pháp nông nghiệp tiên tiến, khác biệt với cách canh tác truyền thống, do đó AgTech được xem là một giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE nhằm giảm 90% thực phẩm mà nước này hiện đang nhập khẩu.
+ Chính phủ UAE đã thực hiện các chính sách như canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (controlled-environment agriculture - CEA), sử dụng công nghệ cao đối với sản xuất thực phẩm, quản lý đầu vào nông nghiệp đúng cách và tối đa hóa sản lượng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ quan chính phủ để cung cấp các giải pháp về CEA nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự đổi mới.
+ Phổ biến nhất của AgTech trong lĩnh vực nông nghiệp UAE là sử dụng cảm biến làm tăng năng suất cho các dự án nông nghiệp quy mô lớn và các trang trại hữu cơ nhỏ. Các thiết bị GPS trang bị cảm biến được sử dụng để kiểm soát cây trồng cũng như việc tận dụng tối đa đất và nước, và điều tiết ánh sáng bằng công nghệ cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nuôi trồng thủy sản, nông trại thẳng đứng, sử dụng cảm biến và sử dụng máy bay điều khiển từ xa… là một số công nghệ đang được sử dụng ở UAE để tối đa hóa sản xuất cây trồng trong khi vẫn đảm bảo tốt các nguồn lực khác.
- Nông trại thẳng đứng được xác định là giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE:
+ Nông trại thẳng đứng là hình thức canh tác với việc thực vật được trồng theo chiều dọc nhiều tầng trong môi trường trong nhà, nơi các yếu tố môi trường có thể được kiểm soát chặt chẽ.
+ Các trang trại thẳng đứng thường sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép sản xuất rau với số lượng lớn quanh năm mà không cần đất, ánh sáng mặt trời và hóa chất.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á
Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á
Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á
Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á
I. Tình hình phát triển kinh tế
1. Quy mô
- Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
- Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do:
+ Sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia;
+ Chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau;
+ Sự tác động của các cường quốc trên thế giới.
2. Tăng trưởng kinh tế
- Thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí. Hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,...
- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
3. Cơ cấu kinh tế
- Ngành nông nghiệp:
+ Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020).
+ Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.
+ Các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, đẩy mạnh phát triểnnông nghiệp công nghệ cao như Iraen, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kì….
- Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và có xu hướng tăng.
II. Một số hoạt động kinh tế nổi bật
1. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Các sản phẩm trồng trọt chính là cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ôliu,...), cây ăn quả,...
+ Các quốc gia có ngành trồng trọt phát triển nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc, Arập Xêút, Ixraen,...
- Chăn nuôi: kém phát triển.
+ Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực.
+ Các quốc gia có diện tích đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu,...) là Arập Xêút, Xiri, Yêmen, Iran, Ápganixtan, Thổ Nhĩ Kỳ,...
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phát triển ở ven Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ), Biển Đỏ (Arập Xêút), vịnh Pécxích (Ôman),...
2. Công nghiệp
- Công nghiệp chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (năm 2020).
- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu:
+ Công nghiệp khai thác, chế biến dấu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.
+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.
+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.
3. Dịch vụ
♦ Tình hình phát triển: Dịch vụ đóng góp hơn 40% giá trị GDP của khu vực Tây Nam Á và có xu hướng tăng.
♦ Một số ngành dịch vụ:
- Khu vực Tây Nam Á có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển giao thông quốc tế.
+ Hàng hải là một thế mạnh của khu vực với các cảng lớn là Ten Avíp (Ixraen), En Côoét (Côoét), Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Ađen (Y-ê-men)....
+ Đường hàng không là loại hình giao thông chính trong khu vực, các sân bay lớn nhất là Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất), Đôha (Cata), Ancara (Thổ Nhĩ Kỳ), Bacu (Adécbai gian).
- Thương mại:
+ Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất là xuất khẩu dầu khí với hơn 2/3 các mặt hàng xuất khẩu là nhiên liệu, dấu nhờn và các sản phẩm hoá chất; đối tác thương mại chủ yếu của khu vực là các nước châu Á, EU, Hoa Kỳ.
+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu thô, nông sản,...
- Du lịch:
+ Nhiều quốc gia Tây Nam Á thu hút được số lượng lớn du khách do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và có những chính sách khuyến khích phát triển du lịch.
+ Tổng lượng khách du lịch đến Tây Nam Á năm 2019 là 146 triệu, trong đó đứng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ (45 triệu).