Giải SGK Địa Lí 11 Bài 17 (Kết nối tri thức): Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

17.7 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 17 từ đó học tốt môn Địa Lí lớp 11.

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

Câu hỏi trang 79 Địa Lí 11: Viết báo cáo về:

- Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

- Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

* Gợi ý cấu trúc bài báo cáo:

Viết báo cáo về đặc điểm tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á ....

Lời giải:

VẤN ĐỀ DẦU MỎ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á

1. Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

- Trữ lượng: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn).

- Phân bố: Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

2. Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

- Sản lượng khai thác:

+ Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn.

+ Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới.

- Phân bố: chủ yếu ở các quốc gia khai thác và sản xuất dầu mỏ như: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất…

- Xuất khẩu:

+ Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn).

+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế.

+ Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao.

Lý thuyết Địa lí lớp 11 Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

1. Nội dung

Viết báo cáo về:

- Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

- Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

2. Nguồn tư liệu

- Thông tin thu thập trên internet về tài nguyên dầu mỏ, việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.

- Sách, báo, tạp chí,... có nội dung liên quan.

3. Gợi ý cấu trúc báo cáo

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

4. Thông tin tham khảo

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

Dầu mỏ ở Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 ở I-ran và sau đó được phát hiện ở nhiều nơi khác trong khu vực. Phát hiện này cùng thời điểm với việc phổ biến các phương tiện dùng nhiên liệu như xe hơi khiến cho tài nguyên này càng trở nên quan trọng. Ngày nay, dầu mỏ tiếp tục là một hàng hóa chiến lược, một nguồn tài nguyên quan trọng mà các quốc gia dùng nhiều hình thức để đảm bảo nguồn cung ổn định của mình.

Năm 1960, một nhóm các quốc gia sản xuất dầu mỏ, bao gồm Iran và Irắc, Arập Xêút và Côoét đã thành lập một tổ chức để điều phối chính sách bán các sản phẩm xăng dầu có tên gọi là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Mục đích của OPEC là giúp các thành viên kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới bằng cách điều chỉnh giá dầu và hạn ngạch sản xuất. OPEC là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế. Các thành viên khác bao gồm Ca-ta, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất lần lượt gia nhập sau đó vào các năm 1961 và 1967.

- Đến năm 1981, Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh ra đời (GCC). Đây là một liên minh kinh tế bao gồm sáu quốc gia ở bán đảo Aráp (Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Baranh, Côoét, Ôman và Cata) nhằm cùng nhau đối phó với tình trạng biến động giá dầu và các thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC khi liên minh này chiếm tới 85% mức cắt giảm trong OPEC. Tuy nhiên, giữa các quốc gia trong liên minh này vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, có thể dẫn đến những bất hoà lớn.

- Việc khai thác và vận chuyển dầu luôn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu. Các tàu vận chuyển dầu vượt biển có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Nhiều tàu chở dầu hoạt động ở các tuyến đường thuỷ hẹp và nông như Biển Đỏ, kênh Xuyê, vịnh Pécxích và eo biển Hoócmút có nguy cơ dầu tràn do va chạm hoặc mắc cạn.

Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ

Bài 19: Kinh tế Hoa Kỳ

Đánh giá

0

0 đánh giá