Dựa vào nội dung mục II và hình 16.1, 16.2 hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một số

862

Với giải Câu hỏi trang 78 Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Câu hỏi trang 78 Địa Lí 11: Dựa vào nội dung mục II và hình 16.1, 16.2 hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một số ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á.

Dựa vào nội dung mục II và hình 16.1, 16.2 hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một số ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á.

Lời giải:

- Ngành nông nghiệp:

+ Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020). Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.

+ Các sản phẩm trồng trọt chính: cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê), cây ăn quả. Các quốc gia phát triển ngành trồng trọt là: Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc…

+ Chăn nuôi kém phát triển, phổ biến hình thức chăn thả. Các quốc gia có đồng cỏ lớn phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu) là Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan…

+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển ở: ven biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ, vịnh Péc-xích.

- Ngành công nghiệp:

+ Chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (2020);

+ Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.

+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.

+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.

- Ngành dịch vụ:

+ Đóng góp hơn 40% GDP và có xu hướng tăng.

+ Phát triển giao thông quốc tế: đường hàng hải với các cảng lớn như Ten A-víp, En Cô-oét…; đường hàng không với các sân bay lớn như Đu-bai, Đô-ha, An-ca-ra…

+ Hoạt động ngoại thương nổi bật là xuất khẩu dầu khí, đối tác thương mại chủ yếu là các nước khu vực châu Á, EU, Hoa Kỳ; nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản.

+ Thu hút lượng lớn khách du lịch do sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của chính phủ các nước.

Lý thuyết Một số hoạt động kinh tế nổi bật

1. Nông nghiệp

- Trồng trọt:

+ Các sản phẩm trồng trọt chính là cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ôliu,...), cây ăn quả,...

+ Các quốc gia có ngành trồng trọt phát triển nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc, Arập Xêút, Ixraen,...

- Chăn nuôi: kém phát triển.

+ Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực.

+ Các quốc gia có diện tích đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu,...) là Arập Xêút, Xiri, Yêmen, Iran, Ápganixtan, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phát triển ở ven Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ), Biển Đỏ (Arập Xêút), vịnh Pécxích (Ôman),...

2. Công nghiệp

- Công nghiệp chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (năm 2020).

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu:

+ Công nghiệp khai thác, chế biến dấu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.

+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.

+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

3. Dịch vụ

♦ Tình hình phát triển: Dịch vụ đóng góp hơn 40% giá trị GDP của khu vực Tây Nam Á và có xu hướng tăng.

♦ Một số ngành dịch vụ:

- Khu vực Tây Nam Á có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển giao thông quốc tế.

+ Hàng hải là một thế mạnh của khu vực với các cảng lớn là Ten Avíp (Ixraen), En Côoét (Côoét), Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Ađen (Y-ê-men)....

+ Đường hàng không là loại hình giao thông chính trong khu vực, các sân bay lớn nhất là Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất), Đôha (Cata), Ancara (Thổ Nhĩ Kỳ), Bacu (Adécbai gian).

- Thương mại:

+ Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất là xuất khẩu dầu khí với hơn 2/3 các mặt hàng xuất khẩu là nhiên liệu, dấu nhờn và các sản phẩm hoá chất; đối tác thương mại chủ yếu của khu vực là các nước châu Á, EU, Hoa Kỳ.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu thô, nông sản,...

- Du lịch:

+ Nhiều quốc gia Tây Nam Á thu hút được số lượng lớn du khách do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và có những chính sách khuyến khích phát triển du lịch.

+ Tổng lượng khách du lịch đến Tây Nam Á năm 2019 là 146 triệu, trong đó đứng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ (45 triệu).

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá