Đề xuất và thực hiện một số biện pháp phòng chống các bệnh, tật liên quan đến hệ

0.9 K

Với giải Em có thể trang 127 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 31: Hệ vận động ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

Em có thể trang 127 KHTN lớp 8: Đề xuất và thực hiện một số biện pháp phòng chống các bệnh, tật liên quan đến hệ vận động ở lứa tuổi học đường.

Trả lời:

Một số biện pháp phòng chống các bệnh, tật liên quan đến hệ vận động ở lứa tuổi học đường:

- Ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng.

- Sử dụng bàn ghế có kích thước phù hợp.

- Hạn chế mang vác vật nặng.

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.

- Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.

- Duy trì cân nặng hợp lí.

- Loại bỏ những thói quen không tốt cho xương khớp bằng một số biện pháp như: khi dùng điện thoại không nên cúi gằm; khi bê, nhấc đồ không cúi khom người,…

LÝ THUYẾT THỰC HÀNH: SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ KHI NGƯỜI KHÁC BỊ GÃY XƯƠNG

1. Mục tiêu

- Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.

2. Chuẩn bị

- Nẹp bằng tre/gỗ/nhựa dài từ 30 cm đến 40 cm, rộng từ 4 cm đến 5 cm; dây vải rộng bản/băng y tế dài 2 m, rộng từ 4 – 5 cm; bông/gạc y tế hoặc miếng vải sạch kích thước 20 × 40 cm; khăn vải.

- Lưu ý: Có thể sử dụng các dụng cụ tương tự phù hợp với điều kiện thực tế.

3. Cách tiến hành

a) Sơ cứu gãy xương cẳng tay

- Bước 1: Đặt tay bị gãy vào sát thân nạn nhân.

- Bước 2: Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông/gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.

- Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định nẹp.

- Bước 4: Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 31: Hệ vận động ở người

b) Sơ cứu gãy xương chân

- Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

- Bước 2: Dùng hai nẹp đặt phía trong và phía ngoài của chân bị gãy, đồng thời lót bông hoặc miếng vải sạch ở vị trí tiếp giáp giữa chân và nẹp.

- Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy để cố định chỗ chân bị gãy.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 31: Hệ vận động ở người

4. Kết quả

Thực hành sơ cứu, băng bó người khác bị gãy xương cẳng tay và gãy xương chân. Nhận xét về kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhóm.

Đánh giá

0

0 đánh giá