Vở thực hành KHTN 8 Bài 31: Hệ vận động ở người | Kết nối tri thức

1.7 K

Với giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 31: Hệ vận động ở người sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

Bài 31.1 trang 32 Vở thực hành KHTN 8Quan sát Hình 31.1 SGK KHTN 8, phân loại các xương vào ba phần của bộ xương

Lời giải:

Phân loại các xương vào ba phần của bộ xương:

- Xương đầu: Xương sọ não, xương sọ mặt.

- Xương thân: Xương ức, xương sườn, xương sống.

- Xương chi: Xương tay, xương chân.

Bài 31.2 trang 32 Vở thực hành KHTN 8Quan sát Hình 31.2 SGK KHTN 8, so sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn. Liên hệ kiến thức về đòn bẩy đã học ở Bài 19 SGK KHTN 8, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn

Lời giải:

- So sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn: Khi cơ co, bắp cơ co ngắn lại làm cho xương cánh tay và cẳng tay gần nhau hơn. Khi cơ dãn, bắp cơ duỗi dài ra làm cho xương cánh tay và cẳng tay duỗi thẳng.

- Tay ở tư thế co có khả năng chịu tải tốt hơn vì khi tay ở tư thế co, cánh tay và cẳng tay gập lại tạo tư thế đòn bẩy, trong hệ đòn bẩy của tay gồm một vật được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay (cánh tay) để làm biến đổi tác dụng của một vật lên một vật khác (cẳng tay), nhờ đó làm tăng khả năng chịu lực của tay.

Bài 31.3 trang 32 Vở thực hành KHTN 8Quan sát Hình 31.4 SGK KHTN 8 và dự đoán xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.

Lời giải:

- Xương của người mắc bệnh loãng xương (hình b) bị giòn, dễ gãy hơn vì mật độ chất khoáng trong xương của người mắc bệnh loãng xương thưa hơn.

- Tác hại của bệnh loãng xương: Bệnh loãng xương gây nên các tác hại như giảm sự linh hoạt trong vận động cơ thể, tăng nguy cơ gãy xương.

Bài 31.4 trang 32 Vở thực hành KHTN 8Đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động

Lời giải:

Một số biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động:

- Duy trì chế độ ăn uống đủ chất, cân đối; bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

- Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao; vận động vừa sức và đúng cách.

- Đi, đứng và ngồi đúng tư thế; tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động (mang vật nặng một bên,…).

- Tắm nắng đúng cách.

- Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp.

Bài 31.5 trang 34 Vở thực hành KHTN 8: 1. Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao.

2. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.

Lời giải:

1. Tập thể dục, thể thao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của hệ vận động do hoạt động này kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương; cơ bắp nở nang, rắn chắc; tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, nhất là với học sinh ở độ tuổi dậy thì.

2. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao cần đảm bảo phù hợp với mức độ, thời gian luyện tập; thích hợp với lứa tuổi; đảm bảo sự thích ứng của cơ thể. Một số phương pháp luyện tập phù hợp dành cho lứa tuổi 14 – 15 như: tập luyện theo các bài thể dục, thể thao trong môn Giáo dục thể chất, các bài tập yoga phù hợp với lứa tuổi; có thể thực hiện các hoạt động thể dục, thể thao khác nhưng phải phù hợp với cơ thể, tránh những tác động cơ học mạnh có thể gây nên các bệnh về xương và cơ.

Bài 31.6 trang 34 Vở thực hành KHTN 8Trong thực hành sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương, cho biết:

1. Những lưu ý khi buộc cố định nẹp:

2. Những dụng cụ tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương:

Lời giải:

1. Những lưu ý khi buộc cố định nẹp: không làm xê dịch vị trí xương bị gãy, không buộc quá chặt làm máu khó lưu thông, các nẹp không gây sây sát da.

2. Những dụng cụ tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương:

- Thước, thanh gỗ, thanh tre, thanh kim loại, xốp, bìa cứng,… có chiều dài phù hợp là các dụng cụ có thể sử dụng tương tự nẹp.

- Dây nilon, dây nhựa, các loại dây làm từ thực vật,… có thể sử dụng tương tự như dây vải bản rộng.

Bài 31.7 trang 34 Vở thực hành KHTN 8Lựa chọn đáp án thể hiện việc làm không có lợi cho hệ vận động

A. Tập thể dục đúng tư thế và vừa sức.

B. Ngồi học và làm việc thẳng lưng.

C. Tăng cường thức ăn chứa calcium trong khẩu phần ăn.

D. Bê vác đồ nặng thường xuyên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bê vác đồ nặng thường xuyên ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển và hoạt động của hệ vận động, dễ dẫn đến những bệnh tật liên quan đến hệ vận động như cong vẹo cột sống, trật khớp,…

Bài 31.8 trang 34 Vở thực hành KHTN 8Người cao tuổi thường được chỉ định bổ sung sữa chống loãng xương với mục đích bổ sung protein, Ca, P và một số vitamin. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu tác dụng của các thành phần này và của sữa đối với xương.

Lời giải:

Xương được cấu tạo từ 2 thành phần chính là chất hữu cơ (protein, lipid,…) và chất khoáng (chủ yếu là calcium). Do đó, việc uống sữa để bổ sung protein, Ca, P và một số vitamin giúp cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình tái tạo xương, giúp xương phát triển chắc khoẻ.

Bài 31.9 trang 34 Vở thực hành KHTN 8Tại sao khi bị gãy xương lại cần bó bột và sau khi bó bột xương có thể lành lại?

Lời giải:

- Khi bị gãy xương lại cần bó bột vì việc bó bột sẽ giúp cố định xương đúng vị trí, tạo điều kiện cho việc lành vết xương gãy sau này.

- Khi xương bị gãy nếu được nắn thẳng trục và cố định tốt (bó bột) sẽ có thể tự lành lại được do tế bào xương liên tục sản sinh ra các tế bào xương mới.

Đánh giá

0

0 đánh giá