Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động (nguyên nhân, số lượng người mắc) trong trường học

2.6 K

Với giải Hoạt động 2 trang 126 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 31: Hệ vận động ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

Hoạt động 2 trang 126 KHTN lớp 8: Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động (nguyên nhân, số lượng người mắc) trong trường học và khu dân cư; đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.

Trả lời:

- Học sinh tự tìm hiểu thực tế trong trường học và khu dân cư, lập bảng báo cáo, đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.

- Thông tin một số bệnh về hệ vận động:

Các bệnh

về hệ vận động

Nguyên nhân

Số lượng người mắc

Loãng xương

Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,…

Ước tính có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang bị loãng xương.

Còi xương

Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, rối loạn chuyển hóa vitamin D,…

Tỉ lệ còi xương ở nước ta hiện nay dao động từ 12,5 – 26,4% ở trẻ dưới 3 tuổi.

Viêm khớp

Do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,…

Ước tính có khoảng 85 % người trên 85 tuổi gặp vấn đề về viêm khớp, thoái hóa khớp.

- Một số biện pháp phòng bệnh và bảo vệ hệ vận động:

+ Duy trì chế độ ăn uống đủ chất, cân đối; bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

+ Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao; vận động vừa sức và đúng cách.

+ Đi, đứng và ngồi đúng tư thế, tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động (như mang vật nặng một bên,…).

+ Tắm nắng.

+ Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp.

Lý thuyết Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động

- Tật cong vẹo cột sống: tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức về phía trước hay phía sau. Có thể do tư thế hoạt động không đúng, mang vác vật nặng thường xuyên, tai nạn hay còi xương.

- Bệnh loãng xương: thiếu calcium và phosphorus dẫn đến thưa mật độ chất khoảng trong xương. Thường gặp ở người cao tuổi. Người mắc bệnh loãng xương có nguy cơ gãy xương cao hơn người không mắc.

- Xương bị giòn, dễ gãy là xương của người mắc bệnh loãng xương (xương bên phải trong hình 31.4b). Bệnh loãng xương dẫn đến mật độ chất khoảng trong xương thưa dần, khi bị chấn thương, người mắc bệnh này có nguy cơ gãy xương cao hơn người không mắc bệnh.

- Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư để tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.

Đánh giá

0

0 đánh giá