Với giải Vận dụng 1 trang 18 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Video bài giải Lịch Sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản - Kết nối tri thức
Vận dụng 1 trang 18 Lịch Sử 11: Có quan điểm cho rằng: chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây. Nêu ý kiến của em về quan điểm này.
Lời giải:
♦ Nêu ý kiến: Không đồng tình với quan điểm: chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây
♦ Giải thích: Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều thay đổi, điều chỉnh và có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên, về bản chất, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Sự bất công và chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện ở một số phương diện sau:
- Thứ nhất, theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản (nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình sản xuất, vì vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại).
- Thứ hai, chủ nghĩa tư bản hiện đại không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa ấy còn tiếp tục gia tăng, gây nên nhiều bất công.
+ Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tài sản của 225 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập, tài sản của hơn 2,5 tỷ người nghèo trên thế giới. Hay ở Mỹ: chỉ 1% dân số giàu có nhưng lại sở hữu khối lượng tài sản bằng số tài sản của 99% số dân còn lại.
+ Hiện nay, ở nhiều nước, một bộ phận công nhân có cổ phiếu, cổ phần ở các công ty, tập đoàn tư bản (còn gọi là bộ phận: “công nhân quý tộc”). Tuy nhiên, số lượng những “công nhân quý tộc” này thường ít và phân tán; số lượng cổ phiếu mà họ sở hữu cũng rất nhỏ. Vì vậy, trên thực tế, người lao động vẫn không có tiếng nói gì ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các công ty, tập đoàn tư bản.
+ Bên cạnh đó, ở các bước tư bản, tuy đã hình thành một bộ phận “công nhân cổ trắng” (là những người làm công việc lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao), nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ; đại đa số người lao động trong xã hội vẫn là những người có mức sống thấp, nghèo khổ.
- Thứ ba, các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra, do: những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc.
- Thứ tư, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển.
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân; bài làm trên mang tính tham khảo.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Đến năm 1914, thuộc địa của dế quốc Anh đã
A. chiếm 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới.
B. gấp 3 lần thuộc địa của đế quốc Pháp.
C. bị thu hẹp, chỉ còn các thuộc địa ở châu Phi.
D. gấp 4 lần thuộc địa của đế quốc Đức.
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Trong số các nước đế quốc, nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất (khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp) được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.
Câu 2. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (bắt đầu từ năm 1868) mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức
A. nội chiến cách mạng.
B. cải cách, canh tân đất nước.
C. chiến tranh giành độc lập.
D. đấu tranh thống nhất đất nước.
Đáp án đúng là: B
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (bắt đầu từ năm 1868) mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách, canh tân đất nước.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản?
A. Giúp Nhật Bản được tránh nguy cơ xâm lược từ các nước thực dân phương Tây.
B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tới sự xác lập của chế độ cộng hòa.
C. Thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
Đáp án đúng là: B
Cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa; giúp Nhật Bản tránh được nguy cơ xâm lược từ các nước thực dân phương Tây; đồng thời, biến quốc gia này thành một nước đế quốc chủ nghĩa, gắn với cuộc xâm lược thuộc địa ở khu vực Đông Bắc Á.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 13 Lịch Sử 11: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ...
Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 11: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản...
Câu hỏi trang 18 Lịch Sử 11: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á