Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

2 K

Với giải Câu hỏi trang 18 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Video bài giải Lịch Sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 18 Lịch Sử 11: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Lời giải:

- Tiềm năng:

+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....

+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. Ví dụ như: khủng hoảng năng lượng; tình trạng biến đổi khí hậu,…

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: khủng bố, phân biệt chủng tộc,…

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Lý thuyết Chủ nghĩa tư bản hiện đại

1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là:

+ Sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.

+ Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ, có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất, đồng thời không ngừng điều chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

2. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Tiềm năng

+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....

+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: tình trạng khủng bố, phân biệt chủng tộc,…

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá