Giải SGK Lịch Sử 11 Bài 2 (Kết nối tri thức): Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

13.9 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 2 từ đó học tốt môn Lịch Sử lớp 11.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Video bài giải Lịch Sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản - Kết nối tri thức

Mở đầu trang 12 Lịch Sử 11: Từ nhận định trên của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Lời giải:

- Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản

+ Ở châu Âu sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu.

+ Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.

+ Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài. Cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn phát triển mới (còn được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại).

Câu hỏi trang 13 Lịch Sử 11: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Lời giải:

- Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ:

+ Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu.

+ Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,… đã tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước này và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.

+ Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 11: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.

Lời giải:

- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài:

+ Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

+ Trong số các nước đế quốc, nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất (khoảng 33 triệu kmvới 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp) được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

Câu hỏi 1 trang 16 Lịch Sử 11: Trình bày sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

- Trong thế kỉ XIX, sau các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ, chủ nghĩa tư bản tiếp tục quá trình phát triển và mở rộng ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Nửa đầu thế kỉ XIX, tại hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ Latinh đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản mới.

+ Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á.

- Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Câu hỏi 2 trang 16 Lịch Sử 11: Em có nhận xét gì về tốc độ mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Lời giải:

-Nhận xét: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản có tốc độ mở rộng và phát triển nhanh, trên phạm vi rộng lớn ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Câu hỏi 1 trang 16 Lịch Sử 11: Khai thác hình 7 và thông tin trong mục, cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào?

Khai thác hình 7 và thông tin trong mục cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền thể hiện như thế nào

Lời giải:

- Các tổ chức độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ở các nước tư bản. Ví dụ: đầu thế kỉ XX, các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mỹ, Anh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng lại chiếm hơn 3/4 tổng số máy hơi nước và động cơ điện, số lượng công nhân; tổng số sản phẩm được làm ra chiếm gần một nửa so với toàn thế giới.

Câu hỏi 2 trang 16 Lịch Sử 11: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

Lời giải:

- Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.

- Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: cácten, xanhđica ở Đức và Pháp, tơrớt ở Mỹ.

- Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở vật chất cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Câu hỏi trang 18 Lịch Sử 11: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Lời giải:

- Tiềm năng:

+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....

+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. Ví dụ như: khủng hoảng năng lượng; tình trạng biến đổi khí hậu,…

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: khủng bố, phân biệt chủng tộc,…

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Luyện tập 1 trang 18 Lịch Sử 11: Lập bảng tóm tắt những nét chính về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

Lời giải:

BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN

Mục tiêu

- Xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Nhiệm vụ

- Nhiệm vụ dân tộc: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).

- Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

Giai cấp lãnh đạo

- Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…)

Động lực cách mạng

- Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực của cách mạng.

- Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để.

Kết quả, ý nghĩa

Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

Vận dụng 1 trang 18 Lịch Sử 11: Có quan điểm cho rằng: chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây. Nêu ý kiến của em về quan điểm này.

Lời giải:

♦ Nêu ý kiến: Không đồng tình với quan điểm: chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây

♦ Giải thích: Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều thay đổi, điều chỉnh và có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên, về bản chất, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Sự bất công và chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện ở một số phương diện sau:

Thứ nhất, theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản (nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình sản xuất, vì vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại).

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản hiện đại không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa ấy còn tiếp tục gia tăng, gây nên nhiều bất công.

+ Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tài sản của 225 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập, tài sản của hơn 2,5 tỷ người nghèo trên thế giới. Hay ở Mỹ: chỉ 1% dân số giàu có nhưng lại sở hữu khối lượng tài sản bằng số tài sản của 99% số dân còn lại.

+ Hiện nay, ở nhiều nước, một bộ phận công nhân có cổ phiếu, cổ phần ở các công ty, tập đoàn tư bản (còn gọi là bộ phận: “công nhân quý tộc”). Tuy nhiên, số lượng những “công nhân quý tộc” này thường ít và phân tán; số lượng cổ phiếu mà họ sở hữu cũng rất nhỏ. Vì vậy, trên thực tế, người lao động vẫn không có tiếng nói gì ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các công ty, tập đoàn tư bản.

+ Bên cạnh đó, ở các bước tư bản, tuy đã hình thành một bộ phận “công nhân cổ trắng” (là những người làm công việc lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao), nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ; đại đa số người lao động trong xã hội vẫn là những người có mức sống thấp, nghèo khổ.

Thứ ba, các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra, do: những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc.

- Thứ tư, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển.

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân; bài làm trên mang tính tham khảo.

Vận dụng 2 trang 18 Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về phong trào “chiếm lấy phố Uôn” và giải thích vì sao phong trào này chỉ sau một thời gian ngắn đã lan sang các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới.

Lời giải:

- Tư liệu:

+ Phong trào "Chiếm Phố Wall" (còn gọi là là phong trào “99 chống lại 1”) khởi phát bởi một nhóm sinh viên tại công viên Zuccotti, New York (Hoa Kỳ) vào ngày 17/9/2011, nhằm phản đối tình trạng bất bình đẳng thu nhập.

+ Từ New York, phong trào này nhanh chóng lan rộng khắp các thành phố lớn của nước Mỹ; rồi sau đó lan sang nhiều nước khác và trở thành một phong trào toàn cầu (ngày 15/10/2011, các cuộc biểu tình của người lao động đã diễn ra ở hàng trăm thành phố của hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới).

- Giải thích: Phong trào "Chiếm Phố Wall" nhanh chóng lan sang các bang ở Mỹ và nhiều nước tư bản trên thế giới là do: sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong lòng xã hội các nước tư bản.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

I. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập.

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu.

- Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,… đã tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước này và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.

- Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Lễ tuyên bố thống nhất đế quốc Đức tại Cung điện Véc-xai (Pháp, tháng 1/1871)

II. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

1. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa

- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài:

+ Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

+ Trong số các nước đế quốc, nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất (khoảng 33 triệu kmvới 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp) được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

2. Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Trong thế kỉ XIX, sau các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ, chủ nghĩa tư bản tiếp tục quá trình phát triển và mở rộng ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Nửa đầu thế kỉ XIX, tại hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ Latinh đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản mới.

+ Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á.

- Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

3. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.

- Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: cácten, xanhđica ở Đức và Pháp, tơrớt ở Mỹ.

- Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở vật chất cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

III. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là:

+ Sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.

+ Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ, có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất, đồng thời không ngừng điều chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

2. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Tiềm năng

+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....

+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: tình trạng khủng bố, phân biệt chủng tộc,…

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Đánh giá

5

1 đánh giá

1