Với giải Câu hỏi trang 11 Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Video bài giải Địa Lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 11 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 1.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.
Lời giải:
♦ Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt về nhiều khía cạnh xã hội như: đặc điểm dân số, đô thị hóa, nguồn lao động, vấn đề giáo dục, y tế….
- Các quốc gia phát triển:
+ Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.
+ Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân.
+ Ngành giáo dục và y tế rất phát triển.
+ Tuy nhiên, già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, giá nhân công cao.
- Các nước đang phát triển:
+ Quy mô dân số vẫn còn tăng nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể, nhiều quốc gia có dân số đang già đi.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nhưng xu hướng tăng nhanh chóng.
+ Giáo dục và y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.
+ Tuy nhiên, các nước đang phát triển có chất lượng cuộc sống chưa cao; một số quốc gia đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên…
LÝ THUYẾT SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
1. Sự khác biệt về kinh tế
- Các nước phát triển:
+ Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
+ Một số nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn
+ Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
+ Trình độ phát triển kinh tế cao, các ngành có làm lượng khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và thương mại.
+ Một số nước phát triển là trung tâm tài chính toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.
- Phần lớn các nước đang phát triển:
+ Có quy mô GDP chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc và Ấn Độ,…).
+ Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trong đó: ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.
2. Sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội
♦ Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt về nhiều khía cạnh xã hội như: đặc điểm dân số, đô thị hóa, nguồn lao động, vấn đề giáo dục, y tế….
- Các quốc gia phát triển:
+ Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.
+ Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân.
+ Ngành giáo dục và y tế rất phát triển.
+ Tuy nhiên, già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, giá nhân công cao.
- Các nước đang phát triển:
+ Quy mô dân số vẫn còn tăng nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể, nhiều quốc gia có dân số đang già đi.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nhưng xu hướng tăng nhanh chóng.
+ Giáo dục và y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.
+ Tuy nhiên, các nước đang phát triển có chất lượng cuộc sống chưa cao; một số quốc gia đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên…
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Bài 2: Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa
Bài 5: Một số tổ chức khu vực và quốc tế