Với giải Câu hỏi trang 10 Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Video bài giải Địa Lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 10 Địa Lí 11: Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, hãy xác định và kể tên các nước phát triển và đang phát triển.
Lời giải:
- Một số nước phát triển:
+ Ở khu vực châu Mỹ, có: Hoa Kì, Canađa,…
+ Khu vực châu Âu, có: Anh, Pháp, Đức, Ailen, Thụy Điển, Liên bang Nga,…
+ Khu vực châu Á có: Nhật Bản…
+ Khu vực châu Đại Dương có: Ôxtrâylia, Niu-Di-lân,…
- Các nước đang phát triển:
+ Khu vực châu Mỹ có: Braxin, Côlômbia, Pêru…
+ Ở khu vực châu Á, có: Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia…
+ Ở khu vực châu Phi, có: Cộng hòa Nam Phi, Nigiêria, Xu đăng, Êtiôpia…
LÝ THUYẾT CÁC NHÓM NƯỚC
- Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước cần dựa trên sự đánh giá, tổng hợp các tiêu chí về kinh tế - xã hội.
1. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế
a) Thu nhập bình quân
- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) dùng để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau. Chỉ số này có ý nghĩa phản ánh trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân ở từng quốc gia.
- Ngân hàng Thế giới (WB) thống kê các nền kinh tế theo 4 nhóm thu nhập:
+ Thu nhập cao (trên 12535 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập trung bình cao (từ 2046 - 12535 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập trung bình thấp (từ 1035 - 4045 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập thấp (dưới 1035 USD/ người/ năm).
b) Cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế chia thành 3 nhóm:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Công nghiệp, xây dựng;
+ Dịch vụ.
c) Chỉ số phát triển con người
- Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khoẻ, giáo dục và thu nhập. HDI thể hiện góc nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
- HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là chất lượng cuộc sống cao và ngược lại.
- Liên hợp quốc (UN) thống kê và xếp hạng các nền kinh tế theo 4 mức phát triển con người, gồm:
+ Mức phát triển rất cao (từ 0.8 trở lên)
+ Mức phát triển cao (từ 0.7 - 0.799)
+ Mức phát triển trung bình (từ 0.55 - 0.699)
+ Mức phát triển thấp (dưới 0.55)
2. Các nhóm nước trên thế giới
- Các nước phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên.
+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.
- Đa số các nước đang phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.
+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ.
+ Tuy nhiên, một số quốc gia có chỉ số GNI/ người, HDI và các chỉ số khác biệt với các quốc gia đang phát triển, như: Xingapo, Arập Xêút; Urugoay, Cộng hòa Nam Phi,…
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Bài 2: Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa
Bài 5: Một số tổ chức khu vực và quốc tế