Cho các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 9, 18 và 19. Số electron lớp ngoài cùng

5 K

Với giải Luyện tập 5 trang 23 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Luyện tập 5 trang 23 KHTN lớp 7: Cho các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 9, 18 và 19. Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tố trên là bao nhiêu? Cho biết mỗi nguyên tố nằm ở nhóm nào và đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm

Phương pháp giải:

- Quan sát bảng tuần hoàn

- Số electron lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm A của nguyên tố

- Nhóm IA: kim loại hoạt động mạnh

- Nhóm VIIA: phi kim hoạt động mạnh

- Nhóm VIIIA: khí hiếm

Trả lời:

- Xét nguyên tố có số thứ tự 9:

   + Nằm ở nhóm VIIA => Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng và thuộc phi kim hoạt động mạnh

- Xét nguyên tố có số thứ tự 18:

   + Nằm ở nhóm VIIIA => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng và là khí hiếm

- Xét nguyên tố có số thứ tự 19:

   + Nằm ở nhóm IA => Có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng thuộc kim loại hoạt động mạnh

Lý thuyết Cấu tạo bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn gồm các ô được sắp xếp thành các hàng và các cột.

1. Ô nguyên tố

- Ô nguyên tố: là một ô trong bảng tuần hoàn tương ứng với một nguyên tố hóa học.

- Ô nguyên tố cho biết:

+ Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z): bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton và bằng số electron) và là số thứ tự của nguyên tố

+ Kí hiệu hóa học

+ Tên nguyên tố

+ Khối lượng nguyên tử      

Ví dụ: Ô nguyên tố oxygen

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Cánh diều  (ảnh 1)

2. Chu kì

- Chu kì gồm các nguyên tố thuộc cùng nguyên tử có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Số thứ tự của chu kì = số lớp electron của nguyên tố

- Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì, được đánh số từ chu kì 1 đến chu kì 7.

- Trong một chu kì, khi đi từ trái qua phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

+ Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1).

+ Cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7).

+ Kết thúc chu kì là một khí hiếm.

- Ví dụ: Trong chu kì 4:

+ Mở đầu chu kì là nguyên tố potassium (K) – là một kim loại điển hình

+ Cuối chu kì là nguyên tố bromine (Br) – là một phi kim điển hình

+ Kết thúc chu kì là nguyên tố krypton (Kr) – là một khí hiếm

3. Nhóm

- Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Bảng tuần hoàn gồm 18 cột gồm:

+ 8 cột là nhóm A.

+ 10 cột là nhóm B: gọi kà nhóm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp (trong phạm vi chương trình chỉ nghiên cứu 8 nhóm A).

- Nhóm A được đánh số bằng số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến VIIIA.

- Số thứ tự của nhóm A  =  số electron lớp ngoài cùng.

Ví dụ:

+ Nhóm IA: gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H); đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

+ Nhóm VIIA: gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts); đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 19 KHTN lớp 7: Trò chơi: Ai nhanh hơn?...

Câu hỏi 1 trang 20 KHTN lớp 7: Cho biết điện tích hạt nhân của mỗi nguyên tử C, Si, O, P, N, S lần lượt là 6, 14, 8, 15, 7, 16. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới...

Tìm hiểu thêm trang 20 KHTN lớp 7: Việc tìm ra bảng tuần hoàn là một trong những phát hiện xuất sắc nhất trong ngành hóa học. Em hãy tìm hiểu lịch sử phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học...

Câu hỏi 2 trang 20 KHTN lớp 7: Hình 3.1 cho biết các thông tin gì về nguyên tố carbon?...

Luyện tập 1 trang 20 KHTN lớp 7: Hãy tìm nguyên tố hóa học có số thứ tự lần lượt là 16 và 20 trong bảng tuần hoàn. Đọc tên hai nguyên tố. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử của hai nguyên tố đó...

Câu hỏi 3 trang 21 KHTN lớp 7: Quan sát bảng tuần hoàn, cho biết số hiệu nguyên tử, số lớp electron lần lượt của nguyên tử carbon (C) và nhôm (Al). Hai nguyên tố đó nằm ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn?...

Luyện tập 2 trang 21 KHTN lớp 7: Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết nguyên tố đó ở chu kì nào và có mấy lớp electron...

Luyện tập 3 trang 21 KHTN lớp 7: Dựa vào hình 3.4, hãy cho biết một số thông tin về nguyên tố natri và argon (số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số lớp electron, chu kì, số electron ở lớp ngoài cùng)...

Luyện tập 4 trang 22 KHTN lớp 7: Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí. Hãy cho biết tên của nguyên tố X. Nguyên tố X nằm ở ô nào và chu kì nào trong bảng tuần hoàn...

Câu hỏi 4 trang 22 KHTN lớp 7: Quan sát hình 3.5 và bảng tuần hoàn, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Li (lithium) và Cl (chlorine). Hai nguyên tố đó nằm ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn?...

Câu hỏi 5 trang 23 KHTN lớp 7: Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy cho biết vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm...

Luyện tập 6 trang 24 KHTN lớp 7: Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết một số thông tin của nguyên tố X (tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử), vị trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm?...

Vận dụng trang 24 KHTN lớp 7: Hãy tự thiết kế bảng tuần hoàn với 3 chu kì và 8 nhóm bằng các tấm thẻ (bìa) cho 18 nguyên tố có số thứ tự từ 1 đến 18 với các thông tin mà em biết. Tô màu để phân biệt các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài tập Chủ đề 1, 2

Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá