Nêu những nét chính về Công xã (1871). Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri: Sau khi Pháp thất bại

2.7 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 50 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu hỏi 1 trang 50 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về Công xã (1871).

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri

+ Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III.  “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.

+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng.

+ Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri. Khởi nghĩa giành thắng lợi, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

- Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri

+ Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã, nắm quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nhiều Ủy ban được thành lập để thi hành pháp luật.

+ Trong thời gian tồn tại, công xã Pa-ri đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, hướng đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri.

+ Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã bị phá vỡ.

Lý thuyết Công xã Pa-ri (1871)

a) Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri

- Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III.  “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.

- Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.

- Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri. Khởi nghĩa giành thắng lợi, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

- Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Những người phụ nữ Pa-ri trên chiến lũy Đồi Trắng (tranh vẽ)

b) Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri

- Tổ chức bộ máy:

+ Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã, nắm quyền lập pháp và quyền hành pháp.

+ Nhiều Ủy ban được thành lập để thi hành pháp luật như: Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Đối ngoại, Uỷ ban Quân sự,…

- Một số chính sách tiến bộ của Hội đồng Công xã:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân.

+ Giáo dục công miễn phí; không dạy giáo lí trong nhà trường.

+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát; công nhân kiểm soát chế độ tiền lương và cấm cúp phạt.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã Pa-ri (1871)

c) Sự thất bại của Công xã Pa-ri

- Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri.

- Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Cuộc chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã Pa-ri (tranh vẽ)

d) Ý nghĩa của công xã Pa-ri

- Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn:

+ Công xã là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động;

+ Cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn;

+ Để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá