Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C. Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời

1.8 K

Với giải Câu hỏi trang 49 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu hỏi trang 49 Lịch Sử 8: Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C. Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trả lời:

(*) Trục thời gian:

Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C. Mác, Ph.Ăng-ghen

Lý thuyết Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

a) Hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

- Từ những năm 40 của thế kỉ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen dần trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.

- Một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen:

+ Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

+ Năm 1843, sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.

+ Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

+ Đầu năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.

+ Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo và trở thành  linh hồn của tổ chức này.

+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng-ghen.

b) Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

* Bối cảnh:

- Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, điển hình như:

+ Cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831)

+ Phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847),..

- Sự phát triển nhanh chóng của phong trào công nhân đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.

* Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.

- Nội dung cơ bản:

+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.

+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.

+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá