Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

3.2 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

A. Trắc nghiệm

Bài tập 1 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

Câu 1.1 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của

A. cách mạng tư sản.

B. các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.

C. cách mạng công nghiệp.

D. cách mạng vô sản.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.2 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Phong trào Hiến chương là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của

A. công nhân Pháp.

B. công nhân Anh.

C. công nhân Hà Lan.

D. công nhân Đức.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.3 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản là văn kiện hoặc tác phẩm nào?

A. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Tuyên ngôn của những người cộng sản.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.4 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản do ai soạn thảo?

A. C. Mác.

B. Ph. Ăng-ghen.

C.V. I. Lê-nin.

D. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.5 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là một văn kiện quan trọng với những luận điểm cơ bản

A. về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.

B. về vai trò và sứ mệnh của giai cấp tư sản.

C. về sự thành lập nền chuyên chính vô sản.

D. về sự phát triển của xã hội loài người.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.6 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1848.

B. Năm 1864.

C. Năm 1876.

D. Năm 1895.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.7 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1848.

B. Năm 1864.

C. Năm 1889.

D. Năm 1895.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.8 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Cơ quan cao nhất của Nhà nước kiểu mới ở Pháp là

A. Chính phủ lâm thời.

B. Hội đồng Xô viết.

C. Hội đồng Công xã.

D. Uỷ ban Công xã.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.9 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Cơ quan cao nhất của Nhà nước kiểu mới ở Pháp được bầu ra theo nguyên tắc

A. tiến cử.

B. bầu cử.

C. căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng.

D. phổ thông đầu phiếu.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.10 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Đỉnh cao trong phong trào công nhân Mỹ là cuộc đấu tranh của công nhân

A. Bô-xtơn.

B. Si-ca-gô.

C. Phi-la-đen-phi-a.

D. Niu Oóc.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.11 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Cuối thế kỉ XIX, do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác ở nhiều nước tư bản đã dẫn đến sự thành lập

A. các đảng, nhóm có khuynh hướng tiến bộ của giai cấp công nhân.

B. một số đảng và tổ chức cộng sản.

C. các nhóm truyền bá chủ nghĩa Mác

D, các nhóm có khuynh hướng mác-xít.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.12 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Cuối thế kỉ XIX, trước sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đặt ra yêu cầu thành lập

A. Quốc tế Cộng sản.

B. tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân.

C. cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế.

D. tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Bài tập 2 trang 51 SBT Lịch Sử 8: Hãy lựa chọn những từ hoặc cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn thành đoạn tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

1844, 1818, chủ xưởng, phong trào công nhân, 1842, 1820, cách mạng, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Tiến sĩ, thông minh, trí thức, Đồng minh những người cộng sản

C. Mác sinh năm (1)... trong một gia đình (2)... gốc Do Thái ở thành phố Ti-ri-ơ, Đức. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng (3)..., năm 23 tuổi đỗ (4)... và sớm có khuynh hướng (5)... nên bị trục xuất khỏi nước Đức. Ông đã sang Pa-ri (Pháp) để tiếp tục nghiên cứu và tham gia (6)....

Ph. Ăng-ghen sinh năm (7)... trong một gia đình (8)... giàu có ở thành phố Bác-men, Đức. Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Năm (9)...., Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn (10)....

Năm (11)..., Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác, hai ông đã thành lập (12)... - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

Từ những năm 40 của thế kỉ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen dần trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.

Lời giải:

C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Ti-ri-ơ, Đức. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, năm 23 tuổi đỗ Tiến sĩ và sớm có khuynh hướng cách mạng nên bị trục xuất khỏi nước Đức. Ông đã sang Pa-ri (Pháp) để tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào công nhân.

Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men, Đức. Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác, hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

Từ những năm 40 của thế kỉ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen dần trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.

Bài tập 3 trang 51 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và sửa lại câu sai cho đúng.

1. Tháng 9 - 1864, C. Mác thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

2. Trong suốt thời kì tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

3. Quốc tế thứ nhất chỉ tập trung vào những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học.

4. Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế.

5. Quốc tế thứ nhất thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

Lời giải:

- Các câu đúng là: 1, 2, 4, 5.

- Câu sai là: 3 => sửa lại: Quốc tế thứ nhất ngoài truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học còn có nhiều hoạt động khác

B. Tự luận

Bài tập 1 trang 52 SBT Lịch Sử 8: Xác định mốc thời gian phù hợp với sự kiện trong bảng sau về Công xã Pa-ri.

Thời gian

Sự kiện

…(1)..

Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ.

…(2)..

Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ.

…(3)..

Công xã Pa-ri chấm dứt hoạt động.

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện

1870

Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ.

18/3/1871

Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ.

28/5/1871

Công xã Pa-ri chấm dứt hoạt động.

Bài tập 2 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu dưới đây và dựa vào kiến thức đã học:

Tư liệu: Công xã tách nhà thờ khỏi Nhà nước, quyết định không dạy giáo lí trong nhà trường. Công xã giao cho công nhân tất cả những xí nghiệp của bọn chủ trốn khỏi Pa-ri. Công nhân cộng tác chặt chẽ với chính quyền, đặt kế hoạch sản xuất và lập nội quy trong xưởng. Công nhân kiểm soát chế độ tiền lương và cấm cúp phạt.

(Theo Phạm Gia Hải (Chủ biên), Lịch sử thế giới cận đại (1871 - 1918), NXB Giáo dục, 1992, tr. 13 - 15)

Em hãy:

Câu 2.1 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Chỉ ra những việc làm mang lại quyền lợi cho nhân dân của Hội đồng công xã.

Lời giải:

Những việc làm mang lại quyền lợi cho nhân dân của Hội đồng Công xã:

- Tách nhà thờ khỏi Nhà nước, không dạy giáo lí trong nhà trường;

- Giao cho công nhân những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn;

- Công nhân đặt kế hoạch sản xuất, lập nội quy trong xưởng;

- Công nhân kiểm soát chế độ tiền lương, cấm cúp phạt.

Câu 2.2 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Em có nhận xét gì về Công xã Pa-ri?

Lời giải:

Nhận xét: Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, nhà nước do nhân dân bầu ra, nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích cho người lao động, khác về bản chất so với các kiểu nhà nước bóc lột đã hình thành trong lịch sử.

Bài tập 3 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Lập và hoàn thiện bảng theo gợi ý dưới đây về những sự kiện lịch sử chứng tỏ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1864 - 1876

Các nước Âu - Mỹ

Quốc tế thứ nhất được thành lập và tích cực hoạt động.

……………

……………

……………

Lời giải:

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1864 - 1876

Các nước Âu - Mỹ

Quốc tế thứ nhất được thành lập và tích cực hoạt động.

Cuối

thế kỉ XIX

Các nước Âu - Mỹ

Nhiều tổ chức cộng sản được thành lập: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

1/5/1886

Hơn 40 vạn công nhân thành phố Si-ca-gô biểu tình

1889 - 1914

Các nước Âu - Mỹ

Quốc tế thứ hai được thành lập và tích cực hoạt động.

Bài tập 4 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Hình bên là cuộc biểu tình của công Du nhân Si-ca-gô (Mỹ) ngày 1 - 5 -1886 và từ năm 1889 đến nay, ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.

Câu 4.1 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Hãy mô tả hình bên.

Hãy mô tả hình bên trang 53 SBT Lịch Sử 8

Lời giải:

+ Năm 1886, tại thành phố Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân tại thành phố Chicagô. Tuy các cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng có hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ ngày.

+ Ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế thứ hai đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước.

Câu 4.2 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet, cho biết ý nghĩa của sự kiện này trong cuộc sống hiện tại.

Lời giải:

Ngày nay, ngày 1 - 5 vẫn là một ngày lễ rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới biểu dương lực lượng, biểu thị tình đoàn kết đấu tranh cho một xã hội công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn,...

Bài tập 5 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Tìm hiểu và cho biết vai trò của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với sự phát ctriển của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

+ Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1 Sự ra đời của giai cấp công nhân

- Bối cảnh ra đời:

+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.

+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

=> Giai cấp công nhân ra đời. Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Tình cảnh của giai cấp công nhân:

+ Lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều; thường xuyên bị đánh đập, phạt,…

+ Điều kiện sống tồi tàn.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở nước Anh cuối thế kỉ XIX (tranh vẽ)

- Trong những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ và trưởng thành về nhận thức.

2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

a) Hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

- Từ những năm 40 của thế kỉ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen dần trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.

- Một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen:

+ Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

+ Năm 1843, sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.

+ Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

+ Đầu năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.

+ Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo và trở thành  linh hồn của tổ chức này.

+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng-ghen.

b) Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

* Bối cảnh:

- Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, điển hình như:

+ Cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831)

+ Phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847),..

- Sự phát triển nhanh chóng của phong trào công nhân đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.

* Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.

- Nội dung cơ bản:

+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.

+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.

+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

3. Công xã Pa-ri (1871)

a) Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri

- Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III.  “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.

- Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.

- Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri. Khởi nghĩa giành thắng lợi, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

- Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Những người phụ nữ Pa-ri trên chiến lũy Đồi Trắng (tranh vẽ)

b) Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri

- Tổ chức bộ máy:

+ Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã, nắm quyền lập pháp và quyền hành pháp.

+ Nhiều Ủy ban được thành lập để thi hành pháp luật như: Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Đối ngoại, Uỷ ban Quân sự,…

- Một số chính sách tiến bộ của Hội đồng Công xã:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân.

+ Giáo dục công miễn phí; không dạy giáo lí trong nhà trường.

+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát; công nhân kiểm soát chế độ tiền lương và cấm cúp phạt.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã Pa-ri (1871)

c) Sự thất bại của Công xã Pa-ri

- Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri.

- Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Cuộc chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã Pa-ri (tranh vẽ)

d) Ý nghĩa của công xã Pa-ri

- Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn:

+ Công xã là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động;

+ Cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn;

+ Để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế

a) Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

- Các hoạt động chính:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;

+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

b) Sự ra đời của các đảng công nhân

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Cuộc biểu tình của hơn 40 vạn công nhân Chi-ca-gô (Mỹ) ngày 1/5/1886

c) Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lênin, lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

Đánh giá

0

0 đánh giá