Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 11 từ đó học tốt môn Lịch Sử lớp 8.
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Trả lời:
* Chia sẻ hiểu biết về C.Mác và Ph.Ăng-ghen:
+ C. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong gia đình trí thức tại Đức, đỗ Tiến sĩ Triết học năm 23 tuổi. Vì các quan điểm cấp tiến, Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở Luân Đôn (Anh). Cùng với Ăng-ghen, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột.
+ Ph. Ăng-ghen sinh ra trong gia đình chủ xưởng tại Đức. Ông là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác. Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào công nhân.
* Chia sẻ hiểu biết về tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.
- Nội dung cơ bản:
+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.
+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
1 Sự ra đời của giai cấp công nhân
Câu hỏi trang 49 Lịch Sử 8: Hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời như thế nào?
Trả lời:
- Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân:
+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.
+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…
=> Giai cấp công nhân ra đời. Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Trả lời:
(*) Trục thời gian:
3. Công xã Pa-ri (1871)
Câu hỏi 1 trang 50 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về Công xã (1871).
Trả lời:
- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri
+ Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.
+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng.
+ Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri. Khởi nghĩa giành thắng lợi, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.
+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.
- Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri
+ Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã, nắm quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nhiều Ủy ban được thành lập để thi hành pháp luật.
+ Trong thời gian tồn tại, công xã Pa-ri đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, hướng đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri.
+ Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã bị phá vỡ.
Trả lời:
- Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
+ Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
+ Các ủy viên trong công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn.
+ Các chính sách của công xã Pa-ri đều phục vụ cho quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.
=> Với cơ cấu tổ chức và các chính sách tiến bộ, tích cực như vậy, có thể thấy, công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới - nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khác hẳn với các nhà nước của các giai cấp bóc lột trước đó.
- Ý nghĩa của công xã Pa-ri
+ Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
+ Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là sổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.
+ Sự thất bại của công xã đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế
Trả lời:
* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)
- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.
- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:
+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;
+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...
* Sự ra đời của các đảng công nhân:
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).
* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.
- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.
- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
Luyện tập - Vận dụng
STT |
Thời gian |
Địa bàn |
Hoạt động tiêu biểu |
|
|
|
|
Trả lời:
STT |
Thời gian |
Địa bàn |
Hoạt động tiêu biểu |
1 |
1864 |
Luân Đôn (Anh) |
C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất) |
2 |
1875 |
Đức |
Đảng xã hội Đức được thành lập |
3 |
1879 |
Pháp |
Đảng Công nhân Pháp được thành lập |
4 |
1883 |
Nga |
Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập. |
5 |
1/5/1886 |
Chi-ca-gô (Mĩ) |
Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân |
6 |
14/7/1889 |
Pa-ri (Pháp) |
Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất. |
Trả lời:
- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.
+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
+ Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.
Trả lời:
- Nguồn gốc của ngày Quốc tế Lao động:
+ Năm 1886, tại thành phố Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký.
+ Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân tại thành phố Chicagô. Tuy các cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng có hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ ngày.
+ Ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế thứ hai đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước.
- Ý nghĩa của ngày Quốc tế lao động: ngày 1/5 là ngày biểu dương lực lượng và đoàn của công nhân, nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
1 Sự ra đời của giai cấp công nhân
- Bối cảnh ra đời:
+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.
+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…
=> Giai cấp công nhân ra đời. Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Tình cảnh của giai cấp công nhân:
+ Lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều; thường xuyên bị đánh đập, phạt,…
+ Điều kiện sống tồi tàn.
Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở nước Anh cuối thế kỉ XIX (tranh vẽ)
- Trong những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ và trưởng thành về nhận thức.
2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
a) Hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen
- Từ những năm 40 của thế kỉ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen dần trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.
- Một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen:
+ Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
+ Năm 1843, sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.
+ Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
+ Đầu năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.
+ Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của tổ chức này.
+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng-ghen.
b) Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
* Bối cảnh:
- Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, điển hình như:
+ Cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831)
+ Phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847),..
- Sự phát triển nhanh chóng của phong trào công nhân đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.
* Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.
- Nội dung cơ bản:
+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.
+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
3. Công xã Pa-ri (1871)
a) Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri
- Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.
- Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.
- Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri. Khởi nghĩa giành thắng lợi, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.
- Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.
Những người phụ nữ Pa-ri trên chiến lũy Đồi Trắng (tranh vẽ)
b) Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri
- Tổ chức bộ máy:
+ Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã, nắm quyền lập pháp và quyền hành pháp.
+ Nhiều Ủy ban được thành lập để thi hành pháp luật như: Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Đối ngoại, Uỷ ban Quân sự,…
- Một số chính sách tiến bộ của Hội đồng Công xã:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân.
+ Giáo dục công miễn phí; không dạy giáo lí trong nhà trường.
+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát; công nhân kiểm soát chế độ tiền lương và cấm cúp phạt.
Sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã Pa-ri (1871)
c) Sự thất bại của Công xã Pa-ri
- Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri.
- Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
Cuộc chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã Pa-ri (tranh vẽ)
d) Ý nghĩa của công xã Pa-ri
- Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn:
+ Công xã là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động;
+ Cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn;
+ Để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế
a) Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)
- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.
- Các hoạt động chính:
+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;
+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...
b) Sự ra đời của các đảng công nhân
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ.
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).
Cuộc biểu tình của hơn 40 vạn công nhân Chi-ca-gô (Mỹ) ngày 1/5/1886
c) Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.
- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.
- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lênin, lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.