Giáo án Địa lí 10 Bài 27 (Cánh diều 2024): Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Địa lí lớp 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Địa lí 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-     Trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

-     Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

-     Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

2. Về năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận…

- Năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học viên sử dụng các công cụ của địa lí học như: bản đồ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. (bản đồ các luồng hàng hóa đường biển, bản đồ bình quân số lượng ô tô theo đầu người)…Tính được khối lượng luân chuyển; cự li vận chuyển trung bình của các loại hình giao thông vận tải.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí giải thích về sự có mặt và vai trò của từng ngành giao thông, ngành bưu chính viễn thông  ở các địa phương khác nhau.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học.

- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng.

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những đất nước, khu vực còn khó khăn về ngành bưu chính, viễn thông, không tiếp cận được với sự phát triển của khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Giáo án, 1 số bản đồ, tranh ảnh, video minh họa cho các loại hình giao thông vận tải, ngành bưu chính, viễn thông.

- Bộ câu hỏi trò chơi

- Giáo án, 1 số bản đồ, tranh ảnh, video minh họa cho

- Phiếu học tập, phiếu trả lời trắc nghiệm.

2. Học liệu

- Bút màu.

- SGK, vở ghi

- Giấy note

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) -10 phút

a. Mục tiêu:

Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, giao tiếp, liên hệ thực tế của học viên

b. Nội dung:

- Học viên tham gia trò chơi lựa chọn các phương tiện vận tải phù hợp với loại hình và không gian địa lí.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của học viên trên giấy note.

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1:GV phát phiếu học tập, học viên ghép nối các phương tiện vào loại hình thích hợp

Giáo án Địa lí 10 Bài 27 (Cánh diều 2023): Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 1)

+ Nhiệm vụ 2:GV tổ chức cho cả lớp trả lời các câu hỏi:

 Các phương tiện nào có thể sử dụng được ở vùng hoang mạc?

 Các phương tiện nào có thể sử dụng phổ biến ở vùng cực?

 Các phương tiện nào có thể sử dụng trong các thành phố?

 Ở địa phương em có sử dụng các phương tiện nào?

- Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao ở nhiệm vụ 1 với hoạt động cặp đôi.

+ Thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao ở nhiệm vụ 2 với hoạt động cả lớp.

– Báo cáo, thảo luận:  HV xung phong trả lời.

– Kết luận: GV tổng kết, ghi điểm cho các học viên có điểm cao và dẫn dắt vào bài.

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Giáo án Địa lí 10 Bài 27 (Cánh diều 2023): Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 1)

   Các phương tiện nào có thể sử dụng được ở vùng hoang mạc: 3, 4, 9, 10

    Các phương tiện nào có thể sử dụng phổ biến ở vùng cực: 4, 11

    Các phương tiện nào có thể sử dụng trong các thành phố: 1,2,3,6,7,8

    Ở địa phương em có sử dụng các phương tiện nào: tùy câu trả lời của HV

- GV mở rộng và dẫn dắt vào bài mới: Việc vận chuyển người và hàng hóa là sản phẩm của ngành giao thông vận tải, ngày nay còn kết hợp với ngành bưu chính viễn thông để đảm bảo chuyên chở người và hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, tin tức, thông tin,... từ nơi này sang nơi khác. Đây là hai ngành vô cùng quan trọng đảm bảo kết nối các ngành kinh tế với nhau. 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (7 PHÚT)

a. Mục tiêu

- Phân tích được vai trò của ngành giao thông vận tải.

b. Nội dung

- HV được yêu cầu hoạt động theo nhóm: Đọc SGK và tìm ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành giao thông vận tải.

c. Sản phẩm

- Kết quả làm việc theo nhóm.

- Ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành dịch vụ.

Câu trả lời miệng của HV.

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Đọc SGK và tìm ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành giao thông vận tải

    Nhiệm vụ 1: Vai trò của giao thông vận tải đến kinh tế.

    Nhiệm vụ 2: Vai trò của giao thông vận tải đến đời sống nhân dân.

    Nhiệm vụ 3: Vai trò của giao thông vận tải đến giao lưu, hội nhập quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

- Thực hiện nhiệm vụ: HV làm việc theo nhóm

- Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi 1, 2 HV trình bày kết quả

+ Các HV thuộc nhóm khác hỏi, phát vấn, phản biện…

- Kết luận, nhận định:

+ GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của HV.

+ GV chuẩn kiến thức. Mở rộng kiến thức bằng video

+ HV: Lắng nghe, ghi bài.

                                                                                                                              I. Ngành giao thông vận tải

1. Vai trò

- Kinh tế:là cầu nối giúp các ngành kinh tế, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục, góp phần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. ? thúc đẩy hoạt động sản xuất.

- Đời sống xã hội: phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Là cầu nối giữa các địa phương, các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho khoảng cách địa lý được rút ngắn lại ? là phương tiện giúp các nước giao lưu và hội nhập.

NHIỆM VỤ 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (15 PHÚT)

a. Mục tiêu

- Cho ví dụ về đặc điểm ngành giao thông vận tải.

- Tính được cự li vận chuyển trung bình từ bài tập 29 phần phụ lục

- Phát triển năng lực tính toán; Năng lực ngôn ngữ, tư duy phản biện...

b. Nội dung

- Phân tích được đặc điểm của ngành giao thông vận tải.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HV

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: HV đọc SGK, gạch chân và nêu nhanh về đối tượng, sản phẩm, sự phân bố của ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu của ngành giao thông vận tải là gì và lấy từ ngành nào?

Nhiệm vụ 2: GV cho ví dụ minh họa để học viên xác định các tiêu chí đánh giá của ngành giao thông vận tải trong phiếu học tập số 1 phần phụ lục.

Nhiệm vụ 3: Làm bài tập 29 phần phụ lục theo hình thức toán chạy, 5 học viên tính toán nhanh nhất, chính xác nhất sẽ ghi nhận điểm số/ điểm cộng

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 32 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 27.

Xem thêm các bài giáo án Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Giáo án Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Giáo án Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Giáo án Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giáo án Bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Để mua Giáo án Địa lí lớp 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá