Thí nghiệm 1. Chuẩn bị: Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng

852

Với giải Hoạt động 1 trang 67 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Video bài giải KHTN lớp 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển - Kết nối tri thức

Hoạt động 1 trang 67 KHTN 8Thí nghiệm 1

Chuẩn bị:

- Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng (Hình 16.1).

- Một bình lớn trong suốt chứa nước, chiều cao khoảng 50 cm.

Tiến hành:

- Nhúng bình trụ vào nước, mô tả hiện tượng xảy ra đối với các màng cao su.

- Giữ nguyên độ sâu của bình trụ trong nước, di chuyển từ từ bình trụ đến các vị trí khác, mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su.

- Nhúng bình trụ vào nước sâu hơn (tối thiểu 10 cm), mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su.

- Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi.

Thí nghiệm 1 Chuẩn bị: Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình

Trả lời:

- Nhúng bình trụ vào nước, ta thấy các màng cao su bị biến dạng (móp vào).

- Giữ nguyên độ sâu của bình trụ trong nước, di chuyển từ từ bình trụ đến các vị trí khác, ta thấy các màng cao su vẫn bị biến dạng như cũ (móp vào như cũ).

- Nhúng bình trụ vào nước sâu hơn (tối thiểu 10 cm), ta thấy các màng cao su bị biến dạng nhiều hơn (móp vào nhiều hơn).

Lý thuyết Áp suất chất lỏng

1. Tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó

Thí nghiệm 1:

Chuẩn bị: 

Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng.

Một bình lớn trong suốt chứa nước, chiều cao khoảng 50 cm.

Tiến hành:

- Nhúng bình trụ vào nước, mô tả hiện tượng xảy ra đối với các màng cao su.

- Giữ nguyên độ sâu của bình trụ trong nước, di chuyển từ từ bình trụ đến các vị trí khác, mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su.

- Nhúng bình trụ vào nước sâu hơn (tối thiểu 10 cm), mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su.

- Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 16 (Kết nối tri thức): Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển (ảnh 1)

2. Áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi hướng

Thí nghiệm 2:

- Pit-tông (1) có tiết diện lớn gấp hai lần tiết diện của pit-tông (2).

- Đặt 4 quả nặng lên pit-tông (1) sẽ làm tăng áp suất tác dụng lên chất lỏng và pit-tông (2) dịch chuyển lên trên.

- Để hai pit-tông trở về vị trí ban đầu cần đặt 2 quả nặng lên pit-tổng (2).

- Đặt 2 quả nặng lên pit-tông (1) sẽ cần đặt 1 quả nặng lên pit-tông(2) để trở về vị trí ban đầu.

- Kết luận: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. (Tính chất này đã được nhà bác học Pascan tìm ra qua thí nghiệm)

Đánh giá

0

0 đánh giá