Lấy thêm ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên

757

Với giải Câu hỏi 1 trang 193 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Câu hỏi 1 trang 193 KHTN lớp 8: Lấy thêm ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên.

Trả lời:

Ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên: Sự cân bằng tự nhiên xảy ra giữa quần thể sâu và chim ăn sâu: Khi số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng. Như vậy, số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức cân bằng.

LÝ THUYẾT CÂN BẰNG TỰ NHIÊN

1. Khái niệm cân bằng tự nhiên

- Khái niệm cân bằng tự nhiên: Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi với điều kiện sống.

- Trạng thái cân bằng của quần thể:

+ Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

+ Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể là cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ quá cao hoặc quá thấp: Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá mức, các các thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn thức ăn và nơi ở làm cho mức tử vong tăng và mức sinh sản giảm, đồng thời, tỉ lệ cá thể xuất cư cũng có thể tăng cao. Nhờ đó, mật độ cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm xuống. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm quá mức, các các thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn thức ăn và nơi ở làm cho mức tử vong giảm và mức sinh sản tăng, đồng thời, tỉ lệ cá thể nhập cư tăng và tỉ lệ cá thể xuất cư giảm. Nhờ đó, mật độ cá thể của quần thể lại được điều chỉnh tăng lên.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Trạng thái cân bằng của quần xã:

+ Trạng thái cân bằng của quần xã là trạng thái quần xã có số lượng cá thể của mỗi loài được khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài, phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.

+ Ví dụ: Số lượng cá thể thỏ tuyết và linh miêu khống chế lẫn nhau thông qua hiện tượng khống chế sinh học: Khi số lượng cá thể của quần thể thỏ tuyết tăng (nguồn thức ăn của linh miêu dồi dào) thì số lượng cá thể của quần thể linh miêu cũng tăng. Nhưng khi số lượng cá thể linh miêu tăng dần cùng với số lượng thỏ tuyết quá lớn dẫn đến sự cạnh tranh cùng loài thì số lượng thỏ tuyết sẽ giảm dần kéo theo sự giảm dần số lượng linh miêu.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Hiện tượng khống chế sinh học giữa hai quần thể thỏ tuyết và linh miêu

- Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái:

+ Ở cấp độ hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các yếu tố cấu thành hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống.

+ Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng chất dinh dưỡng trong đất đủ cho thực vật tổng hợp nên các chất hữu cơ giúp cây sinh trưởng. Chất hữu cơ này đủ để nuôi các loài động vật ăn thực vật trong rừng. Số lượng động vật ăn thực vật đủ để nuôi sống các động vật ăn động vật khác,… tạo ra một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ổn định phù hợp với khả năng của môi trường.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Ví dụ về mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái

2. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên

- Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên:

+ Do các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất, hạn hán, khí hậu thay đổi đột ngột,…

+ Do các hoạt động của con người như tiêu diệt các loài sinh vật, du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ làm phá vỡ nơi cư trú ổn định của loài, gây ô nhiễm môi trường sống, làm tăng đột ngột số lượng cá thể của một loài nào đó của hệ sinh thái,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Hoạt động của núi lửa

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Hạn hán

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Du nhập sinh vật ngoại lai

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường

Một số nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên

- Ví dụ: Cây mai dương có nguồn gốc từ Trung Mỹ xâm nhập vào vùng Đồng Tháp mười và rừng Tràm U Minh. Chúng phát triển tràn lan do sinh sản rât nhanh, lấn át cỏ làm cỏ không phát triển được. Sự thiếu hụt cỏ làm giảm số lượng cá thể các quần thể sếu, cá,… và làm thành phần của quần xã sinh vật mất cân bằng, từ đó dẫn tới mất cân bằng tự nhiên ở vùng này.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Cây mai dương gây mất cân bằng tự nhiên

- Một số biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên: bảo vệ đa dạng sinh học; kiểm soát việc du nhập các loài sinh vật ngoại lai; giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm;…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là một biện pháp để duy trì cân bằng tự nhiên

3. Bảo vệ động vật hoang dã

- Hiện trạng: Trên thế giới có nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như voi, tê giác, hổ, sếu đầu đỏ, các loài linh trưởng,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Voọc mông trắng

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Vượn Cao Vít

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Sếu đầu đỏ

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Sao la

Một số động vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng

- Ý nghĩa: Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng vì bảo vệ động vật hoang dã gắn với bảo vệ đa dạng sinh học.

- Một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:

+ Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã;…

+ Bảo vệ các khu rừng và biển là nơi sống của các loài động vật hoang dã; Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ sinh cảnh và các động vật hoang dã;…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Một số poster tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã

Đánh giá

0

0 đánh giá