Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường
Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường
Đang cập nhật ...
Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường
I. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN
1. Khái niệm cân bằng tự nhiên
- Khái niệm cân bằng tự nhiên: Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi với điều kiện sống.
- Trạng thái cân bằng của quần thể:
+ Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
+ Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể là cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ quá cao hoặc quá thấp: Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá mức, các các thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn thức ăn và nơi ở làm cho mức tử vong tăng và mức sinh sản giảm, đồng thời, tỉ lệ cá thể xuất cư cũng có thể tăng cao. Nhờ đó, mật độ cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm xuống. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm quá mức, các các thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn thức ăn và nơi ở làm cho mức tử vong giảm và mức sinh sản tăng, đồng thời, tỉ lệ cá thể nhập cư tăng và tỉ lệ cá thể xuất cư giảm. Nhờ đó, mật độ cá thể của quần thể lại được điều chỉnh tăng lên.
Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Trạng thái cân bằng của quần xã:
+ Trạng thái cân bằng của quần xã là trạng thái quần xã có số lượng cá thể của mỗi loài được khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài, phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.
+ Ví dụ: Số lượng cá thể thỏ tuyết và linh miêu khống chế lẫn nhau thông qua hiện tượng khống chế sinh học: Khi số lượng cá thể của quần thể thỏ tuyết tăng (nguồn thức ăn của linh miêu dồi dào) thì số lượng cá thể của quần thể linh miêu cũng tăng. Nhưng khi số lượng cá thể linh miêu tăng dần cùng với số lượng thỏ tuyết quá lớn dẫn đến sự cạnh tranh cùng loài thì số lượng thỏ tuyết sẽ giảm dần kéo theo sự giảm dần số lượng linh miêu.
Hiện tượng khống chế sinh học giữa hai quần thể thỏ tuyết và linh miêu
- Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái:
+ Ở cấp độ hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các yếu tố cấu thành hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống.
+ Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng chất dinh dưỡng trong đất đủ cho thực vật tổng hợp nên các chất hữu cơ giúp cây sinh trưởng. Chất hữu cơ này đủ để nuôi các loài động vật ăn thực vật trong rừng. Số lượng động vật ăn thực vật đủ để nuôi sống các động vật ăn động vật khác,… tạo ra một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ổn định phù hợp với khả năng của môi trường.
Ví dụ về mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái
2. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên
- Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên:
+ Do các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất, hạn hán, khí hậu thay đổi đột ngột,…
+ Do các hoạt động của con người như tiêu diệt các loài sinh vật, du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ làm phá vỡ nơi cư trú ổn định của loài, gây ô nhiễm môi trường sống, làm tăng đột ngột số lượng cá thể của một loài nào đó của hệ sinh thái,…
Hoạt động của núi lửa |
Hạn hán |
Du nhập sinh vật ngoại lai |
Ô nhiễm môi trường |
Một số nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên
- Ví dụ: Cây mai dương có nguồn gốc từ Trung Mỹ xâm nhập vào vùng Đồng Tháp mười và rừng Tràm U Minh. Chúng phát triển tràn lan do sinh sản rât nhanh, lấn át cỏ làm cỏ không phát triển được. Sự thiếu hụt cỏ làm giảm số lượng cá thể các quần thể sếu, cá,… và làm thành phần của quần xã sinh vật mất cân bằng, từ đó dẫn tới mất cân bằng tự nhiên ở vùng này.
Cây mai dương gây mất cân bằng tự nhiên
- Một số biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên: bảo vệ đa dạng sinh học; kiểm soát việc du nhập các loài sinh vật ngoại lai; giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm;…
Bảo vệ môi trường là một biện pháp để duy trì cân bằng tự nhiên
3. Bảo vệ động vật hoang dã
- Hiện trạng: Trên thế giới có nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như voi, tê giác, hổ, sếu đầu đỏ, các loài linh trưởng,…
Voọc mông trắng |
Vượn Cao Vít |
Sếu đầu đỏ |
Sao la |
Một số động vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng
- Ý nghĩa: Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng vì bảo vệ động vật hoang dã gắn với bảo vệ đa dạng sinh học.
- Một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:
+ Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã;…
+ Bảo vệ các khu rừng và biển là nơi sống của các loài động vật hoang dã; Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ sinh cảnh và các động vật hoang dã;…
Một số poster tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã
II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Tác động của con người đối với môi trường
a. Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội
Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển xã hội
- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ,… làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.
Một số hoạt động của con người trong thời kì nguyên thủy
- Thời kì xã hội nông nghiệp: Con người bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa nước, lúa mì, ngô,… và chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu,… Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt, dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng giúp tích lũy nhiều giống cây trồng và vật nuôi, hình thành các hệ sinh thái nhân tạo.
Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong thời kì xã hội nông nghiệp
- Thời kì xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống; nền nông nghiệp cơ giới hóa tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn; công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường.
Xây dựng các nhà máy và đô thị hóa trong thời kì xã hội công nghiệp
b. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
- Một số tác động của con người tới môi trường tự nhiên: đốt nương làm rẫy, khai thác khoáng sản, phá rừng phát triển các khu dân cư, xả thải gây ô nhiễm,… làm phá hủy và suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, làm mất đa dạng sinh học, gây ra lũ lụt, hạn hán,…
c. Vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
- Con người có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.
- Một số biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên của con người:
+ Bảo vệ các loài sinh vật, trồng cây gây rừng, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo (ví dụ năng lượng mặt trời, điện gió,… thay thế cho than đá, dầu lửa,…) nhằm góp phần duy trì cân bằng tự nhiên, bảo vệ và phục hồi môi trường đang bị suy thoái.
+ Đồng thời, việc thực hiện hiệu quả các chính sách về dân số đã góp phần làm giảm sức ép lên môi trường.
Bảo vệ các loài sinh vật |
Trồng cây gây rừng |
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên |
|
Hạn chế gây ô nhiễm môi trường |
Sử dụng năng lượng tái tạo |
Một số biện pháp nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường
2. Ô nhiễm môi trường
- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng khi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
- Để bảo vệ môi trường, các biện pháp được đưa ra dựa trên nguyên nhân gây ô nhiễm:
Phân loại |
Nguyên nhân |
Biện pháp |
Ô nhiễm do khí thải |
- Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. - Quá trình đun nấu trong các hộ gia đình. - Cháy rừng. |
- Kiểm soát khí thải từ các nhà máy. - Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. - Phòng chống cháy rừng. - Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. |
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật |
- Các loại thuốc hóa học như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm bệnh,… |
- Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học. - Sử dụng các loài thiên địch. |
Ô nhiễm do các chất phóng xạ |
- Từ các nhà máy điện nguyên tử. - Từ các vụ thử vũ khí hạt nhân. |
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử. - Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường. |
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh |
- Chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển. |
- Để rác đúng nơi quy định. - Xử lí rác thải đúng cách. - Vệ sinh nơi ở,… |
Ô nhiễm do chất thải rắn |
- Quá trình xây dựng, sinh hoạt, khai thác,… thải ra các vật liệu rắn. |
- Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn. - Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách,… |
Ô nhiễm do nước thải |
- Từ các nhà máy. - Từ hoạt động sản xuất gây ô nhiễm nước rồi thải ra môi trường. |
- Xử lí nước trước khi thải ra môi trường. - Hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm nước trong sản xuất. |
Ô nhiễm do khí thải |
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật |
Ô nhiễm do các chất phóng xạ |
Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh |
Ô nhiễm do chất thải rắn |
Ô nhiễm do nước thải |
3. Biến đổi khí hậu
- Khái niệm: Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa,… vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.
Nhiệt độ toàn cầu giai đoạn 1880 - 2011
- Hậu quả: Hậu quả của biến đổi khí hậu là làm nhiệt độ tăng, giảm thất thường, Trái Đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng gây ngập lụt, xâm nhập mặn, nhấn chìm nhiều vùng dân cư, nhiệt độ và lượng mưa thay đổi gây ảnh hưởng tới các sinh vật và sản xuất nông nghiệp,…
Những tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu
- Một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu: hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bảo vệ và phục hồi rừng, hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,…
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu |
Thích ứng biến đổi khí hậu |
Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Trắc nghiệm Bài 39: Quần thể sinh vật
Trắc nghiệm Bài 40: Quần xã sinh vật