Dựa vào những hiểu biết về các đặc trưng cơ bản của quần thể, đề xuất một số biện pháp

1 K

Với giải Vận dụng 2 trang 185 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 39: Quần thể sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 39: Quần thể sinh vật

Vận dụng 2 trang 185 KHTN lớp 8: Dựa vào những hiểu biết về các đặc trưng cơ bản của quần thể, đề xuất một số biện pháp cụ thể bảo vệ quần thể sinh vật ở địa phương em.

Trả lời:

Đề xuất một số biện pháp cụ thể bảo vệ quần thể sinh vật ở địa phương em:

- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật: không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không vứt rác bừa bãi, không đốt rừng làm nương rẫy,…

- Thực hiện khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí. Nghiêm cấm và xử lí nghiêm các hành vi khai thác, săn bắt động thực vật hoang dã trái phép.

- Kiểm soát chặt chẽ cây trồng biến đổi genn, các sinh vật ngoại lai xâm lấn.

- Tích cực nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh vật của người dân.

- …

LÝ THUYẾT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUẦN THỂ SINH VẬT

- Khái niệm: Bảo vệ quần thể sinh vật là bảo vệ số lượng cá thể của quần thể và nơi ở của chúng.

- Một số biện pháp bảo vệ quần thể:

+ Bảo tồn các sinh vật trong môi trường tự nhiên mà chúng đang sống (gọi là bảo tồn tại chỗ). Biện pháp này thường được áp dụng đối với đa số các quần thể sinh vật. Ví dụ: Thành lập các vườn quốc gia và khu bảo tồn.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Vườn quốc gia Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

+ Chuyển các sinh vật đến nơi có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển và được bảo vệ (gọi là bảo tồn chuyển chỗ). Biện pháp này thường áp dụng đối với những loài động vật quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Di chuyển loài động vật quý, hiếm đến nơi sống mới như vườn thú, trang trại bảo tồn.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Trang trại bảo tồn Tê giác ở Nam Phi

Đánh giá

0

0 đánh giá