Đặc trưng kích thước của quần thể có ý nghĩa gì

609

Với giải Câu hỏi 2 trang 182 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 39: Quần thể sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 39: Quần thể sinh vật

Câu hỏi 2 trang 182 KHTN lớp 8: Đặc trưng kích thước của quần thể có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của đặc trưng kích thước của quần thể: Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và thực hiện các chức năng sinh học, đảm bảo cho quần thể duy trì và phát triển.

LÝ THUYẾT CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

1. Kích thước của quần thể sinh vật

- Khái niệm kích thước của quần thể: Kích thước của quần thể là số lượng cá thể hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian nhất định của quần thể.

- Đặc điểm: Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và thực hiện các chức năng sinh học, đảm bảo cho quần thể duy trì và phát triển.

- Ví dụ: Ở Vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk, quần thể voi châu Á có kích thước lớn nhất là 36 con; ở vùng núi Tam Đảo, kích thước của quần thể cây đỗ quyên hoa đỏ khoảng 150 cây.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Quần thể voi châu Á tại vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Quần thể cây đỗ quyên hoa đỏ ở vùng núi Tam Đảo

2. Mật độ cá thể của quần thể

- Khái niệm: Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

- Đặc điểm:

+ Mỗi quần thể có mật độ đặc trưng nhất định.

+ Khi mật độ quần thể quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sống của các cá thể trong quần thể như: tìm kiếm thức ăn, nơi ở; cơ hội gặp gỡ giữa các cá thể khác giới để sinh sản;…

- Ví dụ: Mật độ của cây thông là 1000 cây/ha đất đồi. Mật độ của tôm là 1 – 2 con/1 lít nước ao.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Mật độ quần thể thông

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Tôm trong ao

3. Tỉ lệ giới tính

- Khái niệm: Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- Đặc điểm:

+ Tỉ lệ giới tính ở đa số các loài động vật thường xấp xỉ 1 : 1 nhưng ở một số loài như cá sấu Mỹ là xấp xỉ 1 : 5, ở chim chích chòe đất là xấp xỉ 1 : 9,…

+ Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của từng loài, thời gian và điều kiện sống,… Ví dụ: Vào mùa sinh sản, rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng chúng bằng nhau.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Cá sấu Mỹ

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Chim chích chòe đất

- Vai trò: Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

4. Thành phần nhóm tuổi

- Quần thể sinh vật gồm nhiều nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

- Thành phần nhóm tuổi của quần thể được biểu diễn bằng biểu đồ tháp tuổi. Có ba dạng tháp tuổi: dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Các dạng tháp tuổi

Dạng tháp tuổi

Đặc điểm

Phát triển

Dạng tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản cao → quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước quần thể.

Ổn định

Dạng tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản bằng nhau → quần thể có xu hướng giữ ổn định kích thước quần thể.

Suy thoái

Dạng tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản và sau sinh sản → quần thể có xu hướng giảm kích thước quần thể. 

5. Sự phân bố cá thể của quần thể

- Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố.

- Có ba kiểu phân bố cá thể:

+ Kiểu phân bố theo nhóm: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường. Ví dụ: nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng,…

+ Kiểu phân bố đồng đều: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,…

+ Kiểu phân bố ngẫu nhiên: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán cây, các loài sò sống trong phù sa vừng triều,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 39: Quần thể sinh vật

Các kiểu phân bố cá thể của quần thể

Đánh giá

0

0 đánh giá