Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 39: Quần thể sinh vật sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 39: Quần thể sinh vật
(1) Các cá thể này thuộc cùng một loài.
(2) Các cá thể này cùng sống trong một khoảng không gian xác định, tại cùng một thời điểm.
(3) Các cá thể này có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau.
(4) Giữa các cá thể có khả năng giao phối để sinh con.
(5) Giữa các cá thể có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.
A. (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (3), (4).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới.
→ (1), (2), (4) đúng.
(2) Các con rắn trên một cánh đồng; (3) Các con cá trong cùng một ao;
(4) Các cây gỗ trong một cánh rừng; (5) Các cây cỏ ven một bờ hồ;
(6) Các con cá rô phi đơn tính trong một hồ nước; (7) Các con ong trong một tổ ong;
(8) Các con chuột trong một khu vườn; (9) Các con vật trong vườn bách thú;
(10) Các con chim trong đàn chim hải âu.
Những tập hợp sinh vật nào ở trên là quần thể sinh vật?
A. (1), (7), (10).
B. (3), (5), (9).
C. (2), (4), (6).
D. (4), (8), (10).
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới → Những tập hợp là quần thể sinh vật: (1), (7), (10).
- (6): Các con cá rô phi đơn tính trong một hồ nước không có khả năng tạo ra thế hệ mới nên không được coi là quần thể sinh vật.
- (2), (3), (4), (5), (8), (9): Các sinh vật này có thể thuộc nhiều loài khác nhau nên không được coi là quần thể sinh vật.
Bài 39.3 trang 79 Sách bài tập KHTN 8: Kích thước quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. khối lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Kích thước quần thể sinh vật là số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
A. Kích thước quần thể đặc trưng cho từng loài. Thông thường, kích thước cá thể của loài càng nhỏ thì kích thước quần thể càng lớn.
B. Kích thước quần thể có thể ở một số loài thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.
C. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và tử vong mà không phụ thuộc vào mức độ di cư của các cá thể trong quần thể.
D. Kích thước quần thể đảm bảo cho quần thể có thể duy trì, phát triển, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Kích thước quần thể phụ thuộc vào các yếu tố: mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư.
Bài 39.5 trang 80 Sách bài tập KHTN 8: Xét quần thể các loài:
(1) Trâu rừng.
(2) Voi rừng.
(3) Gà rừng.
(4) Kiến.
Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (2) → (3) → (4) → (1).
C. (2) → (1) → (3) → (4).
D. (3) → (2) → (1) → (4).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Thông thường, kích thước cá thể của loài càng nhỏ thì kích thước quần thể càng lớn.
→ Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là: Voi rừng → Trâu rừng → Gà rừng → Kiến.
Bài 39.6 trang 80 Sách bài tập KHTN 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
(2) Tỉ lệ giới tính trong quần thể giữa các loài luôn xấp xỉ 1 : 1.
(3) Tỉ lệ giới tính không phù hợp sẽ làm khả năng sinh sản của quần thể bị suy giảm.
(4) Ở một số loài, tỉ lệ giới tính trong quần thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
(1) Đúng. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
(2) Sai. Tỉ lệ giới tính ở đa số các loài động vật thường xấp xỉ 1 : 1 nhưng ở một số loài như cá sấu Mỹ là xấp xỉ 1 : 5, ở chim chích chòe đất là xấp xỉ 1 : 9,…
(3) Đúng. Tỉ lệ giới tính không phù hợp sẽ làm khả năng sinh sản của quần thể bị suy giảm. Ví dụ làm giảm khả năng gặp nhau giữa con đực và con cái.
(4) Đúng. Ở một số loài, tỉ lệ giới tính trong quần thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Ví dụ ở loài Vích, nếu trứng được ấp ở nhiệt độ dưới 15 oC nở ra chủ yếu là con đực, còn ấp ở > 35 oC nở ra con cái nhiều hơn.
A. Đặc điểm của loài.
B. Sự phân bố của các cá thể trong không gian quần thể.
C. Điều kiện môi trường.
D. Thời gian trong năm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tỉ lệ giới tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, điều kiện môi trường, thời gian,… Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào sự phân bố của các cá thể trong không gian quần thể.
A. Nhóm đang sinh sản.
B. Nhóm sau sinh sản.
C. Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.
D. Nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Quần thể sinh vật sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản. Do 2 nhóm tuổi này có khả năng tạo ra thế hệ mới, duy trì nòi giống của quần thể; còn nhóm tuổi sau sinh sản không còn khả năng này.
A. Dạng suy vong.
B. Dạng phát triển
C. Dạng ổn định.
D. Tùy từng loài.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ở điều kiện bình thường trong tự nhiên, quần thể thường có xu hướng ở dạng tháp ổn định. Số lượng nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản tương đương nhau → Tỉ lệ sinh bù đắp được cho tỉ lệ tử giúp quần thể tồn tại ổn định.
Bài 39.10 trang 81 Sách bài tập KHTN 8: Cho các quần thể sau:
(1) Quần thể cây thông trên đồi; (2) Quần thể cây bụi trong hoang mạc;
(3) Quần thể bò rừng; (4) Quần thể các loài cây gỗ sống trong rừng nhiệt đới.
Những quần thể nào trong các quần thể trên phân bố cá thể theo nhóm?
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Kiểu phân bố theo nhóm thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường → Trong các quần thể trên, những quần thể phân bố cá thể theo nhóm là:
(2) Quần thể cây bụi trong hoang mạc, do ở hoang mạc điều kiện sống phân bố không đồng đều, cây bụi gai sống ở những nơi có nước.
(3) Quần thể bò rừng vì ở rừng điều kiện phân bố không đồng đều nên quần thể bò rừng sống thành tập trung ở những nơi có nhiều cỏ và gần các dòng sông.
- (1) Sai - Quần thể cây thông trên đồi phân bố đồng đều.
- (4) Sai - Quần thể các loài cây gỗ sống trong rừng nhiệt đới phân bố ngẫu nhiên.
Bài 39.11 trang 81 Sách bài tập KHTN 8: Hoạt động nào dưới đây có tác dụng bảo vệ quần thể sinh vật?
A. Săn bắt động vật hoang dã.
B. Sử dụng sản phẩm từ các động vật hoang dã như lông thú, ngà voi, sừng tê giác, nhung hươu, san hô.
C. Bảo vệ rừng, xây dựng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển.
D. Khai thác động, thực vật bằng các hình thức như đánh bắt thủy sản bằng lưới mắt nhỏ, thuốc nổ, kích nổ, kích điện hay khai thác trắng các khoảng rừng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bảo vệ quần thể sinh vật là bảo vệ số lượng cá thể của quần thể và nơi ở của chúng.
Hoạt động có tác dụng bảo vệ quần thể sinh vật là bảo vệ rừng, xây dựng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển.
Lời giải:
- Nếu số lượng cá thể của quần thể quá ít, làm giảm khả năng gặp nhau giữa các cá thể đực cái, dẫn đến giảm khả năng sinh sản của quần thể; giảm sự hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể → Số lượng cá thể trong quần thể ngày càng giảm → Có thể dẫn đến diệt vong.
Nếu số lượng cá thể của quần thể quá nhiều, vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng cạnh tranh, bệnh tật → Tỉ lệ cá thể chết đi và di cư khỏi quần thể nhiều → Số lượng cá thể trong quần thể giảm.
a) Các mẻ lưới thu được hầu hết là cá con.
b) Các mẻ lưới thu được hầu hết là cá lớn.
Lời giải:
a) Nếu các mẻ lưới thu được hầu hết là cá con thì nên dừng ngay việc đánh bắt cá vì cá con bị đánh bắt hết sẽ không còn thế hệ sinh sản kế cận để duy trì quần thể.
b) Nếu các mẻ lưới thu được hầu hết là cá lớn thì nên tăng cường đánh bắt cá vì việc đánh bắt hiện tại chưa khai thác hết tiềm năng của quần thể, số lượng cá lớn còn nhiều.
Lời giải:
- Nguyên nhân:
+ Môi trường sống bị thu hẹp do các hoạt động phá rừng bừa bãi làm hổ mất sinh cảnh để sinh sống.
+ Nạn săn bắt, buôn bán trái phép tăng cao.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Bảo vệ rừng - môi trường sống tự nhiên mà quần thể: không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không vứt rác bừa bãi, không đốt rừng làm nương rẫy, tích cực trồng rừng,…
+ Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Nghiêm cấm và xử phạt nặng các trường hợp săn bắt, mua bán các sản phẩm động vật hoang dã.
+ Tuyên truyền bảo vệ môi trường và động vật hoang dã.
Lý thuyết KHTN 8 Bài 39: Quần thể sinh vật
I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ
- Khái niệm: Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới.
- Ví dụ:
+ Quần thể thông Pà Cò tại vườn quốc gia Xuân Sơn.
Quần thể thông Pà Cò tại vườn quốc gia Xuân Sơn
+ Quần thể Voọc mông trắng tại Tràng An.
Quần thể Voọc mông trắng tại Tràng An
- Mỗi quần thể có những đặc trưng về kích thước, mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố.
II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
1. Kích thước của quần thể sinh vật
- Khái niệm kích thước của quần thể: Kích thước của quần thể là số lượng cá thể hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian nhất định của quần thể.
- Đặc điểm: Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và thực hiện các chức năng sinh học, đảm bảo cho quần thể duy trì và phát triển.
- Ví dụ: Ở Vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk, quần thể voi châu Á có kích thước lớn nhất là 36 con; ở vùng núi Tam Đảo, kích thước của quần thể cây đỗ quyên hoa đỏ khoảng 150 cây.
Quần thể voi châu Á tại vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk |
Quần thể cây đỗ quyên hoa đỏ ở vùng núi Tam Đảo |
2. Mật độ cá thể của quần thể
- Khái niệm: Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- Đặc điểm:
+ Mỗi quần thể có mật độ đặc trưng nhất định.
+ Khi mật độ quần thể quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sống của các cá thể trong quần thể như: tìm kiếm thức ăn, nơi ở; cơ hội gặp gỡ giữa các cá thể khác giới để sinh sản;…
- Ví dụ: Mật độ của cây thông là 1000 cây/ha đất đồi. Mật độ của tôm là 1 – 2 con/1 lít nước ao.
Mật độ quần thể thông |
Tôm trong ao |
3. Tỉ lệ giới tính
- Khái niệm: Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
- Đặc điểm:
+ Tỉ lệ giới tính ở đa số các loài động vật thường xấp xỉ 1 : 1 nhưng ở một số loài như cá sấu Mỹ là xấp xỉ 1 : 5, ở chim chích chòe đất là xấp xỉ 1 : 9,…
+ Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của từng loài, thời gian và điều kiện sống,… Ví dụ: Vào mùa sinh sản, rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng chúng bằng nhau.
Cá sấu Mỹ |
Chim chích chòe đất |
- Vai trò: Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
4. Thành phần nhóm tuổi
- Quần thể sinh vật gồm nhiều nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
- Thành phần nhóm tuổi của quần thể được biểu diễn bằng biểu đồ tháp tuổi. Có ba dạng tháp tuổi: dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút.
Các dạng tháp tuổi
Dạng tháp tuổi |
Đặc điểm |
Phát triển |
Dạng tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản cao → quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước quần thể. |
Ổn định |
Dạng tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản bằng nhau → quần thể có xu hướng giữ ổn định kích thước quần thể. |
Suy thoái |
Dạng tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản và sau sinh sản → quần thể có xu hướng giảm kích thước quần thể. |
5. Sự phân bố cá thể của quần thể
- Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố.
- Có ba kiểu phân bố cá thể:
+ Kiểu phân bố theo nhóm: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường. Ví dụ: nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng,…
+ Kiểu phân bố đồng đều: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,…
+ Kiểu phân bố ngẫu nhiên: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán cây, các loài sò sống trong phù sa vừng triều,…
Các kiểu phân bố cá thể của quần thể
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUẦN THỂ SINH VẬT
- Khái niệm: Bảo vệ quần thể sinh vật là bảo vệ số lượng cá thể của quần thể và nơi ở của chúng.
- Một số biện pháp bảo vệ quần thể:
+ Bảo tồn các sinh vật trong môi trường tự nhiên mà chúng đang sống (gọi là bảo tồn tại chỗ). Biện pháp này thường được áp dụng đối với đa số các quần thể sinh vật. Ví dụ: Thành lập các vườn quốc gia và khu bảo tồn.
Vườn quốc gia Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
+ Chuyển các sinh vật đến nơi có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển và được bảo vệ (gọi là bảo tồn chuyển chỗ). Biện pháp này thường áp dụng đối với những loài động vật quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Di chuyển loài động vật quý, hiếm đến nơi sống mới như vườn thú, trang trại bảo tồn.
Trang trại bảo tồn Tê giác ở Nam Phi