Với giải Luyện tập trang 170 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người
Luyện tập trang 170 KHTN lớp 8: Viết tên các bộ phận trong cơ thể và cho biết chúng thay đổi như thế nào ở mỗi trường hợp.
Trả lời:
Bộ phận |
Khi nhiệt độ môi trường thấp |
Khi nhiệt độ môi trường cao |
Mạch máu dưới da |
Co |
Dãn |
Tuyến mồ hôi |
Ngừng tiết mồ hôi |
Tăng cường tiết mồ hôi |
Cơ dựng lông |
Co |
Dãn |
Cơ vân |
Co, dãn liên tục tạo phản xạ run |
Không có hiện tượng co, dãn liên tục tạo phản xạ run |
LÝ THUYẾT ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
1. Thân nhiệt
- Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.
- Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3oC. Đây là nhiệt độ tối ưu cho tất cả các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào.
Thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3oC
- Khi thân nhiệt ở dưới 36oC hoặc từ 38oC trở lên là biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường.
Hạ thân nhiệt
2. Điều hòa thân nhiệt
- Điều hòa thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường.
- Trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi nhận tín hiệu thân nhiệt nóng hoặc lạnh, sẽ điều khiển các quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt thích hợp:
+ Khi trời nóng, các mạch máu dưới da dãn, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.
+ Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co, tuyến mồ hôi ngừng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông co.
Cơ chế điều hòa thân nhiệt
- Khi hoạt động của trung tâm điều nhiệt bị rối loạn do nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thân nhiệt cao hơn bình thường gọi là sốt.
3. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể
- Để thích ứng với điều kiện môi trường khắc nghiệt, con người sử dụng các phương tiện như nhà cửa, quần áo, lò sưởi, quạt máy, điều hòa nhiệt độ, cây xanh,… để giúp cơ thể chống nóng và chống lạnh:
+ Một số biện pháp chống nóng như: mặc trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi; sử dụng mũ, nón; uống đủ nước;…
Một số biện pháp chống nóng
+ Một số biện pháp chống lạnh như: mắc trang phục dày, chất liệu giữ nhiệt tốt như vải bông, len,…
Một số biện pháp chống lạnh cho cơ thể
- Khi ở lâu trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp, quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể không đáp ứng được với sự thay đổi của nhiệt độ của môi trường, dẫn đến thân nhiệt tăng (cảm nóng) hoặc giảm (cảm lạnh):
Một số biểu hiện khi bị cảm nóng và cảm lạnh
|
Cảm nóng |
Cảm lạnh |
Biểu hiện |
Cảm giác nóng bừng, môi khô, mồ hôi nhiều, đau đầu, chóng mặt, da ửng đỏ, tim đập nhanh, buồn nôn,… |
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, hắt xì, sưng hạch bạch huyết, đau đầu,… |
Nguyên nhân |
Do ở dưới trời nắng quá lâu; không uống đủ nước khi trời nắng nóng;… |
Do ở trong môi trường lạnh quá lâu; do thời tiết thay đổi đột ngột, do virus gây bệnh ở đường hô hấp;… |
+ Để phòng chống bị cảm nóng hoặc cảm lạnh cần sử dụng các biện pháp chống nóng, lạnh phù hợp; giới hạn thời gian hoạt động dưới thời tiết khắc nghiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, vận động hợp lí.
Thực hiện các biện pháp chống nóng, lạnh phù hợp
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 168 KHTN lớp 8: Nêu tên một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da....
Câu hỏi 2 trang 169 KHTN lớp 8: Vì sao đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh?....
Câu hỏi 5 trang 172 KHTN lớp 8: Nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da.....
Vận dụng 1 trang 172 KHTN lớp 8: Vì sao những vết thương trên da có thể phục hồi được?....
Vận dụng 2 trang 172 KHTN lớp 8: Cần lưu ý gì trong chế độ ăn vào mùa đông và mùa hè.....
Vận dụng 3 trang 172 KHTN lớp 8: Cần làm gì khi bị bỏng?.....
Vận dụng 4 trang 172 KHTN lớp 8: Em thường bảo vệ và chăm sóc da như thế nào?.....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: