Sách bài tập KHTN 8 Bài 36 (Cánh diều): Da và điều hòa thân nhiệt ở người

1.6 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Bài 36.1 trang 71 Sách bài tập KHTN 8: Da không thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn có đường.

B. Bảo vệ cơ thể.

C. Cảm nhận kích thích vật lí và hóa học từ môi trường xung quanh.

D. Điều hòa thân nhiệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Da có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và mất nước.

- Da tham gia điều hòa thân nhiệt nhờ hoạt động của tuyến mồ hôi; hoạt động co, dãn của mạch máu dưới da; co, dãn chân lông.

- Bên cạnh đó, da còn có chức năng nhận biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan và chức năng bài tiết qua tuyến mồ hôi.

→ Da không có vai trò giúp cơ thể hấp thụ thức ăn có đường → A Sai.

Bài 36.2 trang 71 Sách bài tập KHTN 8: Lớp ngoài cùng của da được gọi là

A. lớp bì.

B. lớp biểu bì.

C. lớp mỡ dưới da.

D. lớp dưới niêm mạc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Lớp ngoài cùng của da được gọi là lớp biểu bì. Lớp biểu bì gồm tầng sừng, tầng tế bào sống; có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, tránh vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể.

Bài 36.3 trang 71 Sách bài tập KHTN 8: Nhận định nào dưới đây không đúng về thân nhiệt?

A. Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.

B. Ở người bình thường, thân nhiệt thường thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường.

C. Thân nhiệt thường duy trì ở mức nhiệt độ tối ưu cho các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào.

D. Khi thân nhiệt ở dưới 36 oC hoặc từ 38 oC trở lên là biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

B – Sai. Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3oC. Đây là nhiệt độ tối ưu cho tất cả các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào.

Bài 36.4 trang 72 Sách bài tập KHTN 8: Ống nhỏ trên da có chức năng đào thải chất cặn bã và điều hòa thân nhiệt được gọi là

A. tuyến bã nhờn.

B. thân lông.

C. nang lông.

D. tuyến mồ hôi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ống nhỏ trên da có chức năng đào thải chất cặn bã và điều hòa thân nhiệt được gọi là tuyến mồ hôi.

Bài 36.5 trang 72 Sách bài tập KHTN 8: Cho các bước có trong sơ cứu người cảm lạnh như sau:

(1) Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm.

(2) Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt).

(3) Gọi cấp cứu 115.

(4) Làm ấm bằng quần áo và chăn khô.

(5) Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp.

Thứ tự đúng các bước sơ cứu người cảm lạnh là:

A. (1) → (3) → (2) → (4) → (5).

B. (3) → (2) → (4) → (1) → (5).

C. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).

D. (4) → (1) → (5) → (2) → (3).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thứ tự đúng các bước sơ cứu người cảm lạnh là:

- Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp.

- Gọi cấp cứu 115.

- Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt ).

- Làm ấm bằng quần áo và chăn khô.

- Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm.

Bài 36.6 trang 72 Sách bài tập KHTN 8: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổi da gà khi trời lạnh là do

A. co cơ dựng lông.

B. co tuyến mồ hôi.

C. co tuyến bã nhờn.

D. co mạch máu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổi da gà khi trời lạnh là do co cơ dựng lông. Khi trời lạnh, thụ thể nhiệt trên da và nhiệt độ của máu giảm kích thích trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi nhận tín hiệu thân nhiệt lạnh, vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu đến mao mạch và tuyến mồ hôi ở da để kích hoạt cơ chế làm ấm, làm cơ dựng lông co, ngưng tiết mồ hôi, run cơ và tăng trao đổi chất → Thân nhiệt về mức cân bằng.

Bài 36.7 trang 72 Sách bài tập KHTN 8: Quá trình sinh nhiệt gồm các giai đoạn:

1) Phản xạ sinh nhiệt và thải nhiệt.

(2) Vùng dưới đồi tiếp nhận thông tin.

(3) Thụ thể tiếp nhận kích thích nhiệt độ.

(4) Chuyển đổi kích thích và dẫn truyền kích thích về trung ương.

(5) Vùng dưới đồi kích hoạt chế độ làm ấm hoặc làm mát.

Trình tự của các giai đoạn trong quá trình sinh nhiệt là:

A. (2) → (4) → (3) → (1) → (5).

B. (3) → (4) → (2) → (5) → (1).

C. (1) → (3) → (2) → (5) → (4).

D. (3) → (2) → (5) → (4) → (1).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trình tự của các giai đoạn trong quá trình sinh nhiệt là:

- Thụ thể tiếp nhận kích thích nhiệt độ.

- Chuyển đổi kích thích và dẫn truyền kích thích về trung ương.

- Vùng dưới đồi tiếp nhận thông tin.

- Vùng dưới đồi kích hoạt chế độ làm ấm hoặc làm mát.

- Phản xạ sinh nhiệt và thải nhiệt.

Bài 36.8 trang 73 Sách bài tập KHTN 8: Nối tên bộ phận với đặc điểm và chức năng tương ứng cho phù hợp.

Nối tên bộ phận với đặc điểm và chức năng tương ứng cho phù hợp

Lời giải:

(1) – d, (2) – h, (3) – i, (4) – k, (5) – e, (6) – b, (7) – g, (8) – c, (9) – a.

Bộ phận

Đặc điểm và chức năng

Lớp biểu bì

Gồm nhiều tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ các mô bên dưới khỏi ánh sáng, nhiệt độ, vi khuẩn và nhiều chất hóa học.

Tế bào sắc tố ở lớp biểu bì

Tạo ra sắc tố góp phần tạo nên màu da và hấp thụ tia cực tím.

Đầu mút dây thần kinh và thụ thể

Nằm ở lớp bì, có chức năng thu nhận cảm giác.

Cơ dựng lông

Cơ trơn gắn với các nang lông, khi cơ co lại sẽ kéo các trục lông vuông góc với bề mặt da.

Tuyến nhờn

Bộ phận nằm ở các nang lông, tiết ra chất nhờn giúp cung cấp độ ẩm cho lông và tóc, ngăn ngừa sự bốc hơi nước từ bề mặt da và ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn.

Lớp mỡ dưới da

Có chức năng bảo vệ và cách nhiệt.

Tuyến mồ hôi

Có dạng ống cuộn, có chức năng bài tiết và điều hòa thân nhiệt.

Mạch máu

Có khả năng co giãn, có chức năng điều hòa thân nhiệt và cung cấp chất dinh dưỡng cho da.

Lớp bì

Lớp dày nhất của da, gồm nhiều mô liên kết và các tuyến.

Bài 36.9 trang 73 Sách bài tập KHTN 8: Cho các từ ngữ: tia UV, bì, collagen, biểu bì, lỗ chân lông, tuyến nhờn, sắc tố melanin, lớp mỡ dưới da. Chọn từ ngữ đã cho điền vào chỗ …… cho phù hợp.

Da gồm ba lớp là: ……….(1)……….., ……….(2)……….., ……….(3)……….. Da có màu sắc khác nhau do ……….(4)……….. ở lớp biểu bì quy định. Ở lớp bì có hai loại sợi chủ yếu là ……….(5)……….. và elastin, giúp da có khả năng kéo giãn và trở lại vị trí ban đầu. Ở người lớn tuổi, sợi collagen và elastin bị thoái hóa khiến da trở nên nhăn nheo ……….(6)……….. cũng có thể làm đứt gãy các sợi collagen và elastin, thậm chí phá hủy khả năng miễn dịch của da và gây bệnh cho da. Các ……….(7)……….. bao quanh nang lông và lỗ chân lông, tiết ra bã nhờn giúp bôi trơn da và tóc. Lông, tóc, móng là phần phụ của da, cấu tạo từ chất sừng. Hiện tượng phổ biến ở da thường gặp ở vị thành niên là mụn trứng cá. Mụn trứng cá xuất hiện khi các ……….(8)……….. bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn gây ra tình trạng viêm.

Lời giải:

(1) biểu bì

(2) bì

(3) lớp mỡ dưới da

(4) sắc tố melanin

(5) collagen

(6) tia UV

(7) tuyến nhờn

(8) lỗ chân lông

Bài 36.10 trang 74 Sách bài tập KHTN 8: Nêu ít nhất ba hoạt động hoặc thói quen có lợi hoặc ba hoạt động hoặc thói quen có hại cho da.

Lời giải:

Hoạt động hoặc thói quen

có lợi cho da

Hoạt động hoặc thói quen

có hại cho da

- Vệ sinh da sạch sẽ.

- Uống đủ nước.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây.

- Hạn chế trang điểm.

- Sử dụng kem chống nắng đúng cách.

- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có cường độ cao.

- Đi ngủ đúng giờ.

……

- Vệ sinh da không sạch.

- Uống ít nước.

- Ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

- Lạm dụng trang điểm.

- Sử dụng kem chống nắng không đúng cách.

- Sử dụng chất kích thích.

 

- Thức khuya.

…..

Bài 36.11 trang 74 Sách bài tập KHTN 8: Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh các bệnh: mụn trứng cá, viêm da và ghẻ.

Lời giải:

Bệnh

Nguyên nhân

Hậu quả

Cách phòng tránh

Mụn

trứng cá

- Vi khuẩn.

- Thay đổi hormone.

- Một số loại mĩ phẩm, thuốc,…

- Gây đau, sưng.

- Gây sẹo mụn, tăng sắc tố da.

- Ảnh hưởng đến tâm lí.

- Vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/1 ngày.

- Rửa sạch tay trước khi rửa mặt.

- Gội đầu, thay ga gối thường xuyên.

- Không nặn mụn.

Viêm da

- Nấm.

- Do di truyền, cơ địa.

- Do hóa chất.

- Gây ngứa, mẩn đỏ.

- Da khô sần, tróc vảy, nứt nẻ.

- Vệ sinh da sạch sẽ.

- Quần áo thoáng mát.

- Giữ ẩm da.

- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất.

Ghẻ

- Kí sinh trùng ghẻ.

- Gây ngứa dữ dội, sần, mụn nước.

- Gây bội nhiễm, mụn mủ.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày.

- Giặt đồ riêng, phơi khô.

- Không tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng của những người bị ghẻ.

- Khám da liễu ngay khi nghi ngờ bị ghẻ.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

I. CHỨC NĂNG VÀ CẤU TẠO CỦA DA

1. Chức năng

Da có vai trò quan trọng đối với cơ thể:

- Là lớp bảo vệ đầu tiên, ngăn nước và các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, ngăn mất nước từ bên trong cơ thể.

- Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt, bài tiết, tổng hợp vitamin D và là cơ quan thụ cảm của cơ thể.

2. Cấu tạo

- Da được cấu tạo gồm lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Cấu tạo và chức năng các lớp cấu tạo của da

Các lớp của da

Thành phần cấu tạo

Chức năng

Lớp biểu bì

Gồm tầng sừng, tầng tế bào sống.

Có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, tránh vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể.

Lớp bì

Gồm thụ quan, cơ co chân lông, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, mạch máu, tuyến nhờn, dây thần kinh.

Có chức năng giúp giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, giúp nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ chất thải.

Lớp mỡ dưới da

Gồm các tế bào mỡ.

Có chức năng cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như một nguồn dự trữ năng lượng.

II. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

1. Thân nhiệt

- Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.

- Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3oC. Đây là nhiệt độ tối ưu cho tất cả các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3oC

- Khi thân nhiệt ở dưới 36oC hoặc từ 38oC trở lên là biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Hạ thân nhiệt

2. Điều hòa thân nhiệt

- Điều hòa thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường.

- Trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi nhận tín hiệu thân nhiệt nóng hoặc lạnh, sẽ điều khiển các quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt thích hợp:

+ Khi trời nóng, các mạch máu dưới da dãn, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.

+ Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co, tuyến mồ hôi ngừng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông co.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Cơ chế điều hòa thân nhiệt

- Khi hoạt động của trung tâm điều nhiệt bị rối loạn do nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thân nhiệt cao hơn bình thường gọi là sốt.

3. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể

- Để thích ứng với điều kiện môi trường khắc nghiệt, con người sử dụng các phương tiện như nhà cửa, quần áo, lò sưởi, quạt máy, điều hòa nhiệt độ, cây xanh,… để giúp cơ thể chống nóng và chống lạnh:

+ Một số biện pháp chống nóng như: mặc trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi; sử dụng mũ, nón; uống đủ nước;…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Một số biện pháp chống nóng

+ Một số biện pháp chống lạnh như: mắc trang phục dày, chất liệu giữ nhiệt tốt như vải bông, len,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Một số biện pháp chống lạnh cho cơ thể

- Khi ở lâu trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp, quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể không đáp ứng được với sự thay đổi của nhiệt độ của môi trường, dẫn đến thân nhiệt tăng (cảm nóng) hoặc giảm (cảm lạnh):

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Một số biểu hiện khi bị cảm nóng và cảm lạnh

 

Cảm nóng

Cảm lạnh

Biểu hiện

Cảm giác nóng bừng, môi khô, mồ hôi nhiều, đau đầu, chóng mặt, da ửng đỏ, tim đập nhanh, buồn nôn,…

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, hắt xì, sưng hạch bạch huyết, đau đầu,…

Nguyên nhân

Do ở dưới trời nắng quá lâu; không uống đủ nước khi trời nắng nóng;…

Do ở trong môi trường lạnh quá lâu; do thời tiết thay đổi đột ngột, do virus gây bệnh ở đường hô hấp;…

+ Để phòng chống bị cảm nóng hoặc cảm lạnh cần sử dụng các biện pháp chống nóng, lạnh phù hợp; giới hạn thời gian hoạt động dưới thời tiết khắc nghiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, vận động hợp lí.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Thực hiện các biện pháp chống nóng, lạnh phù hợp

III. THỰC HÀNH SƠ CỨU KHI BỊ CẢM NÓNG HOẶC CẢM LẠNH

1. Cơ sở lí thuyết

- Các biện pháp sơ cứu cho người bị cảm nóng giúp đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nhờ bốc hơi nước, đối lưu và truyền nhiệt. Các vị trí chườm khăn là nơi có các động mạch lớn chạy qua.

- Các biện pháp sơ cứu cho người bị cảm lạnh giúp giảm quá trình tỏa nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt.

2. Các bước tiến hành

Chuẩn bị: quạt, chậu, chăn, khăn, nước, nước ấm để uống.

Tiến hành:

• Thực hành sơ cứu người bị cảm nóng:

- Bước 1: Di chuyển đến nơi thoáng mát.

- Bước 2: Gọi cấp cứu 115.

- Bước 3: Hạ nhiệt toàn thân.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Sơ cứu người bị cảm nóng

• Thực hành sơ cứu người bị cảm lạnh:

- Bước 1: Di chuyển đến nơi khô ráo, ấm áp.

- Bước 2: Gọi cấp cứu 115.

- Bước 3: Tăng nhiệt toàn thân: Cởi hết quần áo ướt, làm ấm bằng quần áo và chăn khô, uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Sơ cứu người bị cảm lạnh

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

- Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người bị cảm nóng và người bị cảm lạnh.

IV. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ DA

- Một số bệnh về da: viêm da, ghẻ lở, hắc lào,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Viêm da

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Ghẻ lở

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Hắc lào

- Biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:

+ Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ.

+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng, uống nhiều nước.

+ Vệ sinh da và chống nắng đúng cách, bổ sung độ ẩm cho da, hạn chế trang điểm.

+ Bảo vệ da khỏi những tổn thương.

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Vệ sinh da đúng cách

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Hạn chế trang điểm

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ da

+ Khi bị mụn, không nên tự ý dùng tay nặn mụn vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Mụn trứng cá

- Một số biện pháp phục hồi khi da bị tổn thương: Khi một phần da của cơ thể bị mất khả năng phục hồi do bỏng, nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc bệnh tật, bác sĩ có thể tiến hành một số biện pháp sau:

+ Ghép da tự thân (lấy da ở một vùng khác trên cùng cơ thể và cấy ghép vào vùng bị tổn thương).

+ Ghép da đồng loài (da được lấy từ người này ghép và ghép sang cho người khác).

+ Ghép da dị loài (da được lấy từ cá thể của loài này ghép cho một cá thể của loài khác).

+ Ngoài ra, da nhân tạo đang được nghiên cứu và bước đầu sử dụng trong ghép da.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Ghép da tự thân

Đánh giá

0

0 đánh giá