Từ kết quả thí nghiệm thể hiện ở hình 33.2, cho biết ảnh hưởng của thành phần môi trường

1 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 158 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Câu hỏi 2 trang 158 KHTN lớp 8: Từ kết quả thí nghiệm thể hiện ở hình 33.2, cho biết ảnh hưởng của thành phần môi trường trong đến hoạt động của tế bào, vai trò của môi trường trong cơ thể.

Từ kết quả thí nghiệm thể hiện ở hình 33.2 cho biết ảnh hưởng của thành phần môi trường trong đến hoạt động của tế bào

Trả lời:

- Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hoạt động của tế bào: Nếu thành phần của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Ngược lại, khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào, thậm chí gây chết tế bào.

- Vai trò của môi trường trong cơ thể: Môi trường trong có vai trò giúp cho tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất, qua đó, giúp tế bào và cơ thể hoạt động bình thường.

LÝ THUYẾT MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

1. Khái niệm môi trường trong cơ thể

- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Môi trường trong cơ thể

- Cân bằng môi trường trong cơ thể là hiện tượng những điều kiện vật lí, hóa học của môi trường như nhiệt độ, huyết áp, pH, thành phần chất tan,… được duy trì ổn định.

2. Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể

- Sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường, từ đó, đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- Khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào và các cơ quan, gây nên bệnh, thậm chí gây ra tử vong.

+ Ví dụ: Nếu hàm lượng glucose trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh đái tháo đường; nếu hàm lượng uric acid trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh gout.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Bảng đo chỉ số glucose hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Bảng chỉ số uric acid

Đánh giá

0

0 đánh giá