Sách bài tập KHTN 8 Bài 33 (Cánh diều): Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

0.9 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Bài 33.1 trang 66 Sách bài tập KHTN 8: Cho những thành phần sau:

1) Máu.

(2) Nước tiểu.

(3) Dịch mô.

(4) Dịch bạch huyết.

(5) Dịch tiêu hóa.

Những thành phần thuộc môi trường trong cơ thể là

A. (1), (2), (4).

B. (1), (4), (5).

C. (2), (3), (5).

D. (1), (3), (4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết → (1), (3), (4).

Bài 33.2 trang 66 Sách bài tập KHTN 8: Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa các thành phần môi trường trong cơ thể là sai?

A. Máu thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí với tế bào thông qua dịch mô.

B. Dịch mô là dịch bao quanh tế bào.

C. Tập hợp dịch mô vào mạch bạch huyết tạo dịch bạch huyết.

D. Dịch bạch huyết đổ vào thận và thải ra ngoài.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

D – Sai. Dịch bạch huyết là dịch trong suốt được chứa trong mạch bạch huyết, giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Dịch bạch huyết được vận chuyển từ các mô tới tĩnh mạch qua hệ thống mạch bạch huyết.

Bài 33.3 trang 66 Sách bài tập KHTN 8: Cho một số chỉ số dưới đây:

(1) Thân nhiệt.

(2) Hàm lượng nước trong tế bào.

(3) Hàm lượng chất tan trong huyết tương.

(4) Lượng mồ hôi thải ra.

(5) Lượng CO2 trong khí thở ra.

Những chỉ số nào thể hiện thành phần, tính chất môi trường trong cơ thể?

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (2), (3).

D. (4), (5).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các chỉ số thể hiện thành phần, tính chất môi trường trong cơ thể như nhiệt độ, huyết áp, pH, thành phần chất tan,… Do đó, trong các chỉ số trên, chỉ số thể hiện thành phần, tính chất môi trường trong cơ thể là: thân nhiệt và hàm lượng chất tan trong huyết tương.

Bài 33.4 trang 66 Sách bài tập KHTN 8: Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan có chức năng bài tiết?

A. Ruột già.

B. Thận.

C. Da.

D. Phổi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các cơ quan có chức năng bài tiết chủ yếu gồm: Da, gan, thận, phổi.

Ruột già không phải là cơ quan có chức năng bài tiết, ruột già là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa có vai trò hấp thụ lại nước và một số chất; cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng và tạo phân.

Bài 33.5 trang 66 Sách bài tập KHTN 8: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về các biện pháp phòng bệnh liên quan đến hệ bài tiết?

A. Cần uống đủ nước.

B. Tăng cường ăn thức ăn chế biến sẵn.

C. Không nhịn tiểu.

D. Không tự ý uống thuốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

B – Sai. Thức ăn chế biến sẵn có thể chứa nhiều muối, đường, chất béo. Việc ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn khiến thận và các cơ quan bài tiết khác hoạt động quá tải, ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ bài tiết nói riêng và sức khỏe của cơ thể nói chung, có thể gây nên một số bệnh về tim mạch, đái tháo đường,...

Bài 33.6 trang 67 Sách bài tập KHTN 8: Phương pháp điều trị nào dưới đây phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối?

A. Truyền nước.

B. Uống thuốc nam.

C. Chạy thận nhân tạo.

D. Truyền máu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Suy thận giai đoạn cuối là khi cả hai thận của bệnh nhân không đáp ứng được chức năng lọc máu để thải các chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể. Khi đó bệnh nhân vẫn có thể sống được nhờ phương pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận → Đáp án C.

Bài 33.7 trang 67 Sách bài tập KHTN 8: Vị trí thận mới được ghép vào cơ thể là

A. ngay đúng vị trí thận bị suy.

B. trong lồng ngực.

C. trong bóng đái.

D. trong ổ bụng, giữa thận bị suy và bóng đái.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Vị trí thận mới được ghép vào cơ thể là trong ổ bụng, giữa thận bị suy và bóng đái (thường là vùng hố chậu bên phải hoặc bên trái).

Bài 33.8 trang 67 Sách bài tập KHTN 8: Nối tên cơ quan bài tiết với sản phẩm bài tiết của cơ quan đó cho phù hợp.

Nối tên cơ quan bài tiết với sản phẩm bài tiết của cơ quan đó cho phù hợp

Lời giải:

(1) - d, (2) - c, (3) - a, (4) - b.

Nối tên cơ quan bài tiết với sản phẩm bài tiết của cơ quan đó cho phù hợp

Bài 33.9 trang 67 Sách bài tập KHTN 8: Nối tên bệnh với nguyên nhân gây bệnh đó cho phù hợp.

Nối tên bệnh với nguyên nhân gây bệnh đó cho phù hợp

 

Lời giải:

(1) - c, (2) - a, (3) - b.

Nối tên bệnh với nguyên nhân gây bệnh đó cho phù hợp

Bài 33.10 trang 67 Sách bài tập KHTN 8: Hình dưới thể hiện nguyên lí hoạt động của máy chạy thận nhân tạo. Dung dịch A hay dung dịch B chứa chất thải? Giải thích.

Hình dưới thể hiện nguyên lí hoạt động của máy chạy thận nhân tạo

Lời giải:

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máy bơm sẽ từ từ rút máu từ bệnh nhân ra ngoài, máu chảy qua máy lọc máu. Tại máy lọc máu, máu được loại bỏ chất thải, chất độc rồi đưa trở lại cơ thể. Do đó, dung dịch B là dung dịch chứa chất thải vì dung dịch B chứa dịch từ máy lọc đi ra.

Bài 33.11 trang 67 Sách bài tập KHTN 8: Nêu vai trò của bài tiết đối với việc duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

Lời giải:

Vai trò của bài tiết đối với việc duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể: Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất độc, chất thừa do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất, từ đó giúp duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

Đánh giá

0

0 đánh giá