Lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 1 từ đó học tốt môn Sinh 11.
Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Lời giải:
Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa sẽ làm cản trở sự lưu thông máu, dẫn đến sự vận chuyển các chất và khí trong cơ thể bị ảnh hưởng, khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau đột ngột ở các bộ phận khác nhau của cơ thể tùy vào vị trí mạch bị hẹp hoặc tắc. Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc có thể phải cắt cụt chi nếu chi đó không nhận đủ máu đến nuôi dưỡng,…
Dừng lại và suy ngẫm (trang 63)
Lời giải:
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.
Lời giải:
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn đơn của Cá xương: Máu nghèo O2 ở tâm nhĩ của tim → Tâm thất của tim → Động mạch mang → Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Động mạch lưng → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ của tim.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn đơn: Hệ tuần hoàn đơn là hệ tuần hoàn chỉ có một vòng tuần hoàn, máu từ tim đi ra phải qua 2 đường mao mạch là mao mạch mang (để nhận O2 và thải CO2) và mao mạch mô (để trao đổi các chất với tế bào) rồi mới trở về tim.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kép của Thú:
+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 từ tâm nhĩ phải của tim → Tâm thất phải của tim → Động mạch phổi → Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái của tim.
+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái của tim → Tâm thất trái của tim → Động mạch chủ → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải của tim.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có 2 vòng tuần hoàn riêng biệt là vòng tuần hoàn phổi (để nhận O2 và thải CO2) và vòng tuần hoàn hệ thống (để trao đổi các chất với tế bào).
Dừng lại và suy ngẫm (trang 64)
Câu hỏi 1 trang 64 Sinh học 11: Van tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu?
Lời giải:
Các van tim có vai trò đảm bảo cho máu đi theo một chiều.
- Van nhĩ – thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
- Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm thất phải, trái vào động mạch phổi và động mạch chủ.
Lời giải:
Hệ dẫn truyền tim hoạt động như sau: Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.
→ Hệ dẫn truyền tim có vai trò giúp tim tự động co dãn nhịp nhàng, đảm bảo sự lưu thông máu trong hệ mạch.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 67)
Lời giải:
- Sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu: Trong suốt chiều dài của hệ mạch, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
- Giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu: Tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra huyết áp, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau. Do đó, quãng đường di chuyển của máu càng xa thì huyết áp càng thấp mà trong hệ mạch, máu được vận chuyển từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch. Bởi vậy, giá trị huyết áp giảm dần từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch.
Câu hỏi 2 trang 67 Sinh học 11: Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
a) Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
b) Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu.
Lời giải:
a) Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch: Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
b) Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu: Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu. Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại.
Lời giải:
Trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch vì:
- Số lượng mao mạch rất lớn phân nhánh đến khắp các tế bào trong cơ thể, tạo ra diện tích trao đổi chất lớn giữa máu và tế bào cơ thể.
- Thành mao mạch rất mỏng cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua.
- Vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch giúp có thời gian thích hợp để thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bào).
Lời giải:
Một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn:
Tên bệnh |
Nguyên nhân gây bệnh |
Biện pháp phòng chống |
1. Bệnh mạch vành |
Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vỡ động mạch, gây ra bệnh mạch vành: tuổi cao, di truyền, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,… |
Thay đổi lối sống: Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc; nói không với bia rượu; có chế độ ăn uống hợp lí (tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường, tăng cường các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây,…); luyện tập thể dục đều đặn; kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…; giữ tinh thần vui vẻ;… |
2. Suy tim |
Do mắc một trong số các nguyên nhân nền như: bệnh lí mạch vành, tăng huyết áp, hẹp van tim, hở van tim, tim bẩm sinh có luồng thông trong tim, bệnh cơ tim giãn không liên quan đến thiếu máu cục bộ, bệnh lí tuyến giáp,… |
Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa suy tim là kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều kiện gây suy tim như: bệnh động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường hay béo phì,…; có một chế độ ăn uống cân bằng, bớt mỡ,bớt muối; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực; kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì, thừa cân;… |
3. Huyết áp cao |
Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…; do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…; do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi); do di truyền;… |
Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả); hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức; kiểm soát cân nặng; tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí; khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;… |
Dừng lại và suy ngẫm (trang 68)
Lời giải:
Tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông: Rượu, bia có chứa ethanol. Hàm lượng lớn ethanol gây ức chế hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể. Do đó, người đã uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ dễ gây tai nạn đe dọa đến tính mạng của người đó và những người tham gia giao thông khác. Bởi vậy, việc quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông.
Luyện tập và vận dụng (trang 68)
Lời giải:
Máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ vì:
- Ở vòng tuần hoàn phổi, trước khi đổ vào tĩnh mạch phổi, máu đã trải qua quá trình trao đổi khí (lấy O2 và thải CO2) tại mao mạch phổi. Như vậy, máu ở tĩnh mạch phổi là máu giàu O2.
- Ở vòng tuần hoàn hệ thống, trước khi đổ vào tĩnh mạch chủ, máu đã trải qua quá trình trao đổi khí với các tế bào (lấy CO2 và thải O2) tại mao mạch ở cơ quan. Như vậy, máu ở tĩnh mạch chủ là máu nghèo O2.
Câu hỏi 2 trang 68 Sinh học 11: Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:
Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?
Lời giải:
- Mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật: Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
- Nhịp tim khác nhau ở các loài động vật vì: Đặc điểm cấu tạo cũng như việc thực hiện các hoạt động sống (trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,…) ở các loài là khác nhau, dẫn đến nhu cầu về sự vận chuyển các chất trong cơ thể là khác nhau. Kết quả dẫn đến nhịp tim khác nhau ở các loài động vật. Nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể vì càng xa tim thì áp lực máu càng nhỏ → cơ thể lớn thì máu về tim càng chậm → nhịp tim càng chậm.
Lời giải:
Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây vì: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn dẫn đến tăng thể tích tâm thu. Kết quả nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cơ thể.
Lời giải:
Một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả:
- Điều tiết chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh: giảm đồ dầu mỡ; tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho hệ tuần hoàn bao gồm trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt;…
- Tập luyện thể dục thể thao hợp lí, thường xuyên.
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định.
- Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích như rượu bia.
- Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh stress.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Bài 11: Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn
Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật
Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Lý thuyết Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
I. Khái quát hệ tuần hoàn
- Ở động vật, hệ vận chuyển được gọi là hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ các bộ phận sau:
+ Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.
+ Tim: là một bơm hút và đầy máu chảy trong hệ thống mạch máu
II. Các dạng hệ tuần hoàn
1. Hệ tuần hoàn hở
- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở bao gồm:
+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mà, gọi chung là máu.
+ Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.
2. Hệ tuần hoàn kín
Các đặc điểm của hệ tuần hoàn kín bao gồm:
+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.
+Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mà.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.
III. Cấu tạo và hoạt động của tim
1. Cấu tạo tim
- Tim của người có bốn buồng (ngăn), bao gồm hai buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch vào tim được gọi là tâm nhĩ và hai buồng lớn bơm máu ra khỏi tim được gọi là tâm thất.
- Thành các buồng tim được cấu tạo từ các tế bào cơ tim.
- Buồng tim nối thông với động mạch hoặc tĩnh mạch.
- Van tim cho máu đi theo một chiều.
- Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất.
- Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.
- Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.
2. Hoạt động của tim
- Tim có khả năng tự có nhịp đánh đều được gọi là tính tự động của tim.
- Tim vẫn có thể đánh được một thời gian nếu bị cắt rời khỏi cơ thể và được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxy, và nhiệt độ thích hợp.
- Tim co và dân nhịp nhàng theo chu kỳ, gồm hai pha: tâm thu và tâm trương.
- Chu kỳ tim bắt đầu bằng tâm nhĩ (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất (phải và trái) tiếp đó co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ.
- Mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dân chung là 0,4 giây. Tương ứng với 75 chu kỳ tim trong một phút hoặc
IV. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch
1. Cấu tạo của hệ mạch
- Các động mạch và tĩnh mạch từ lớn đến nhỏ đều được cấu tạo từ ba lớp
- Các tĩnh mạch lớn ở chân có van cho máu đi theo một chiều từ chân về tim.
- Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô
2. Hoạt động của hệ mạch
a. Huyết áp
- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.
- Tâm co bóp đầy máu vào động mạch tạo ra huyết áp.
- Máu được bơm vào động mạch theo từng đợt và tạo ra huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm thu ứng với tâm thất cơ, huyết áp tâm trương ứng với tâm thất dần.
- Huyết áp của người trưởng thành: huyết áp tâm thu 110 – 120 mmHg, huyết áp tâm trương 70 – 80 mmHg.
- Trong suốt chiều dài của hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ có sự biến động rõ rệt về huyết áp (H 10.7).
b. Vận tốc máu
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu biến động trong hệ thống động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Vận tốc máu trong hệ mạch có thể thay đổi. Khi huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng và ngược lại, khi huyết áp giảm thì vận tốc máu cũng giảm.
V. Ứng dụng
1. Lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đối với hệ tuần hoàn
- Cơ tim phát triển, tăng thể tích tâm thu và giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi.
- Mạch máu bền hơn, tăng khả năng điều chỉnh huyết áp và cung cấp O2.
- Người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có lưu lượng tim cao hơn khi lao động nặng.
2. Tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với tim mạch và súc khoẻ
- Làm tăng huyết áp, gây suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim và tổn thương mạch máu.
- Gây trì trệ hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt vốn có.
3. Bệnh về hệ tuần hoàn
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau, có bệnh do di truyền, bẩm sinh và có bệnh do lối sống như bệnh xơ vữa mạch máu.