Giải SGK Sinh học 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Miễn dịch ở người và động vật

6.9 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 12 từ đó học tốt môn Sinh 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật 

Mở đầu trang 72 Sinh học 11: Xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm,… nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ. Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Trả lời:

Xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm,… nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ bởi vì cơ thể có hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 72)

Hãy ghép các tác nhân gây bệnh với cách thức gây bệnh theo các yêu cầu dưới đây:

Câu hỏi 1 trang 72 Sinh học 11: Ghép đúng tác nhân sinh học (1, 2, 3 hoặc 4) với cách thức gây bệnh (A, B, C hoặc D). 

Phương pháp giải:

Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho động vật như các tác nhân sinh học, vật lí, hóa học hoặc bên trong cơ thể như đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể, thoái hóa mô do tuổi già.

Trả lời:

1 - D; 2 - B; 3 - A; 4 - C.

Câu hỏi 2 trang 73 Sinh học 11: Ghép đúng tác nhân vật lí (1, 2, 3, 4 hoặc 5) với cách thức gây bệnh (A, B, C, D hoặc E). 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới cơ thể người.

Trả lời:

1 - D; 2 - A; 3 - E; 4 - C; 5 - B.

Câu hỏi 3 trang 73 Sinh học 11: Ghép đúng tác nhân hóa học (1, 2 hoặc 3) với cách thức gây bệnh (A, B hoặc C). 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các tác nhân hóa học tới cơ thể người.

Trả lời:

1 - C; 2 - A; 3 - B.

Câu hỏi 4 trang 73 Sinh học 11: Ghép đúng nguyên nhân bên trong (1, 2) với cách thức gây bệnh (A, B). 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố di truyền tới cơ thể người.

Trả lời:

1 - B; 2 - A.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 75)

Câu hỏi 1 trang 75 Sinh học 11: Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?

Phương pháp giải:

Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu (thực bào, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh), Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

Trả lời:

Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau (vi khuẩn, virus, ...). Nếu mầ bệnh từ môi trường vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục và da thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch đã sẵn sàng tiếp đón và tiêu diệt những mầm bệnh này

Câu hỏi 2 trang 75 Sinh học 11: Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của sốt tới hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trả lời:

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân nhiệt bình thường. Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào vi khuẩn, virus và tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt.

Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, sốt cao trên C có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mô, thâm chí tử vọng vì sốt cao làm tăng phản ứng quá mẫn gây sốc, tăng quá trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu.

Ngoài ra, sốt làm cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải, có thể gây co giật. Người sốt cao cũng có thể bị các tổn thương thần kinh khác như mê sảng, lú lẫn, chán ăn, suy kiệt, suy tim, suy hô hấp...

Dừng lại và suy ngẫm (trang 78)

Câu hỏi 1 trang 78 Sinh học 11: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu với miễn dịch đặc hiệu.

Phương pháp giải:

Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh.

Trả lời:

Câu hỏi 2 trang 78 Sinh học 11: Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tương ứng như thế nào?

Phương pháp giải:

Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tham gia vào quá trình miễn dịch đặc hiệu.

Trả lời:

Tế bào B và tế bào T có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất. Thụ thể kháng nguyên có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống như chìa khóa với ổ khóa. Tất cả thụ thể kháng nguyên trên một tế bào B hoặc một tế bào T đều giống hệt nhau nên chúng chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.

Khi tế bào B hoạt hóa, phân chia tạo thành các bào tương. Các tương bào sản sinh ra các thụ thể kháng nguyên và đưa vào máu. Các thụ thể kháng nguyên tự do trong máu gọi là kháng thể hay globulin miễn dịch. Kháng thể có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống chìa khóa với ổ khóa.

Tất cả kháng thể được tạo ra từ các tương bào thuộc một dòng tế bào B đều giống hệt nhau nên chúng chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.

Câu hỏi 3 trang 78 Sinh học 11: Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hoạt động miễn dịch của cơ thể.

Trả lời:

Bởi vì miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn (2 - 3 ngày), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 79)

Câu hỏi 1 trang 79 Sinh học 11: Những bệnh nào có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Trả lời:

Những loại bệnh phát sinh do hệ miễn dịch suy giảm gọi là "bệnh cơ hội". Các bệnh cơ hội thường rất nhiều, như lao, tiêu chảy, viêm não, viêm phổi, ung thư,

Luyện tập và vận dụng (trang 79)

Câu hỏi 1 trang 79 Sinh học 11: Tại sao tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật nuôi?

Phương pháp giải:

Tiêm chủng vaccine chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch.

Trả lời:

Khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vaccine là vật lạ sẽ huy động các kháng thể đến để tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó hình thành trí nhớ miễn dịch. Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

Câu hỏi 2 trang 79 Sinh học 11: Tìm gặp những người phụ trách y tế, những người phụ trách thú y của địa phương và đề nghị họ cho biết:

- Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống những bệnh nào cho trẻ em và người lớn?

- Những loài động vật nuôi nào ở địa phương đã được tiêm vaccine phòng bệnh và phòng những bệnh nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Trả lời:

- Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống bệnh: Viêm gan B, Cúm mùa, Sởi - Quai bị - Rubella, Thủy đậu, Uốn ván, Viêm màng não do não mô cầu khuẩn, Ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV, Viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn, ... cho trẻ em và người lớn.

- Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi như sau:

+ Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng;

+ Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;

+ Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán;

+ Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn;

+ Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;

+ Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.

Câu hỏi 3 trang 79 Sinh học 11Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm?

Phương pháp giải:

Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên.

Trả lời:

Trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí viêm bởi vì cơ thể một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó gọi là dị ứng.

Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamin trên diện rộng. Hậu quả là co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm nhanh, ... dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử vọng sau vài phút.

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn

Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật 

Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Lý thuyết Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

I. Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật

- Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật đa dạng, có thể từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

- Các tác nhân gây bệnh tác động vào cấu trúc và chức năng của cơ thể, làm xuất hiện các triệu chứng bệnh lí.

II. Khái niệm miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Hệ miễn dịch bao gồm mô, cơ quan, tế bào bạch cầu và protein.

- Hệ miễn dịch có hai phòng tuyến bảo vệ: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

III. Miễn dịch không đặc hiệu

- Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau.

- Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm hàng rào bảo vệ vật lí và hoá học, các đáp ứng không đặc hiệu.

1. Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học

- Lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, sinh sản và da tạo thành hàng rào vật lí và hoá học ngăn chặn mầm bệnh.

2. Các đáp ứng không đặc hiệu

- Thực bào: Đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên và bạch cầu ưa acid tiết ra độc tố để phá huỷ tế bào nhiễm virus và các tế bào khối u.

- Cơ quan tạo ra bạch cầu: Tuỷ xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết.

- Viêm: Phản ứng viêm xảy ra khi vùng cơ thể bị tổn thương và bắt đầu nhiễm trùng. Histamin kích thích mạch máu dẫn đưa máu và bạch cầu đến vùng tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn, virus.

- Sốt: Là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên để bảo vệ cơ thể khỏi sự phát tán của vi khuẩn, virus.

IV. Miễn dịch đặc hiệu

1. Kháng nguyên là gì?

- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch độc hiệu, bao gồm protein, polypeptide, polysaccharide và độc tố của vi khuẩn hoặc nọc độc của rắn.

- Quyết định kháng nguyên hay epitope là những nhóm amino acid nhỏ trên kháng nguyên, giúp tế bào miễn dịch và kháng thể phân biệt và tấn công các mầm bệnh.

2. Tế bào B, Tế bào T và kháng thể

- Tế bào B và T có thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất.

- Các thụ thể kháng nguyên trên một tế bào giống hệt nhau.

- Tế bào B sản xuất các tương bào, tương bào tạo ra các thụ thể kháng nguyên và kháng thể.

- Kháng thể tự do trong máu cũng có thể gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng.

3. Cơ chế miễn dịch đặc hiệu

- Mầm bệnh bị các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ và đưa cho tế bào T hỗ trợ để hoạt hoá

- Tế bào T hỗ trợ phân chia thành dòng tế bào

- Dòng tế bào Thỗ trợ gây ra miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

4. Đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thủ phát

- Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát (gồm đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào). Đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn nhờ tế bào nhớ, với số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, giúp chống lại mầm bệnh hiệu quả.

- Vaccine: Vaccine là biện pháp chủ động để tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát, được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm có chứa kháng nguyên đã được xử lí, không gây bệnh. Tiêm chủng vaccine giúp phòng các bệnh do virus, vi khuẩn.

5. Dị ứng

Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định. Một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó, những người khác thì không. Dị nguyên có ở phần hoa, bào tử nấm, lồng động vật, học ong, hải sản, sữa, và một số thuốc kháng sinh cũng gây ra phản ứng dị ứng.

V. Các bệnh phát sinh do chức năng miễn dịch bị phá vỡ

1. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

- Retrovirus HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ, suy yếu hệ miễn dịch và gây bệnh cơ hội.

2. Ung thư

- Tế bào ung thư bất thường phân chia liên tục, tạo thành khối u ác tính và gây suy yếu hệ miễn dịch.

3. Bệnh tự miễn

- Hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên, tấn công cơ quan của chính mình và gây bệnh tự miễn, ví dụ như bệnh tiểu đường type L.

Đánh giá

0

0 đánh giá