Với giải Câu hỏi 4 trang 146 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Câu hỏi 4 trang 146 KHTN lớp 8: Quan sát hình 30.8:
a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn.
b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể).
Trả lời:
a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn:
Tên cơ quan |
Chức năng |
|
Tim |
Co dãn đều đặn và liên tục giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim. |
|
Hệ mạch máu |
Động mạch |
Vận chuyển máu từ tim đến mao mạch. |
Mao mạch |
Là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,…) và khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể. |
|
Tĩnh mạch |
Vận chuyển máu từ mao mạch trở về tim. |
b) Đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:
- Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch đồ về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận lại các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.
LÝ THUYẾT HỆ TUẦN HOÀN
- Cấu tạo: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu.
Tên cơ quan |
Chức năng |
|
Tim |
Co dãn đều đặn và liên tục giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim. |
|
Hệ mạch máu |
Động mạch |
Vận chuyển máu từ tim đến mao mạch. |
Mao mạch |
Là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,…) và khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể. |
|
Tĩnh mạch |
Vận chuyển máu từ mao mạch trở về tim. |
+ Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mao mạch: Mao mạch là mạng lưới nối giữa động mạch và tĩnh mạch, có thành rất mỏng (chỉ gồm một lớp tế bào). Ngoài ra, vận tốc máu chảy cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch. Điều này giúp tạo điều kiện thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào của cơ thể.
Sơ đồ biểu diễn mối tương quan giữa vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp
- Chức năng: Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển các chất trong cơ thể.
Hệ tuần hoàn ở người
(màu đỏ thể hiện máu giàu O2, màu xanh thể hiện máu nghèo O2
+ Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch đồ về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.
+ Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận lại các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 8: Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.....
Câu hỏi 4 trang 146 KHTN lớp 8: Quan sát hình 30.8:....
Câu hỏi 5 trang 147 KHTN lớp 8: Nêu tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người