Với giải Câu hỏi 1 trang 144 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Câu hỏi 1 trang 144 KHTN lớp 8: Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng 30.1.
Trả lời:
Thành phần của máu |
Đặc điểm cấu tạo |
Chức năng |
|
Huyết tương |
Gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác. |
Vận chuyển các chất. |
|
Tế bào máu |
Tiểu cầu |
Không nhân, chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu. |
Tham gia vào quá trình đông máu. |
Bạch cầu |
Có nhân, không màu. |
Tham gia bảo vệ cơ thể. |
|
Hồng cầu |
Hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ. |
Tham gia vận chuyển chất khí (O2 và CO2). |
LÝ THUYẾT MÁU
1. Thành phần của máu
- Thành phần của máu: Máu gồm huyết tương (chiếm 55%) và tế bào máu (gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, chiếm 45%).
Thành phần của máu |
Đặc điểm cấu tạo |
Chức năng |
|
Huyết tương |
Gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan. |
Có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải. |
|
Các tế bào máu |
Hồng cầu |
Hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ. |
Có vai trò vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu. |
Bạch cầu |
Có nhân, không màu. |
Có vai trò tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. |
|
Tiểu cầu |
Không nhân. |
Có vai trò tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu. |
Cấu tạo và chức năng các thành phần của máu
- Chức năng của máu: Máu có chức năng bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất cần thiết cho tế bào và mang các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết.
2. Miễn dịch
- Khái niệm: Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng), đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể.
- Cơ chế miễn dịch của cơ thể:
+ Cơ thể có hàng rào bảo vệ tự nhiên gồm: da, niêm mạc (đường tiêu hóa, đường hô hấp), dịch tiết (nước mắt, nước bọt, dịch vị,…) ngăn không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
+ Nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể tiêu diệt mầm bệnh bằng một số cách như thực bào, tạo ổ viêm, sinh kháng thể.
Cơ thể tiêu diệt mầm bệnh bằng cách thực bào
- Cơ chế kháng nguyên – kháng thể:
+ Kháng nguyên là các chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng. Ví dụ: Kháng nguyên có thể là vi sinh vật, vi khuẩn, virus,…
+ Kháng thể là chất do bạch cầu tiết ra, có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên (giống như chìa khóa phù hợp với ổ khóa).
→ Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại mầm bệnh.
Liên kết đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể
- Vai trò của tiêm vaccine trong phòng bệnh: Tiêm vaccine giúp phòng bệnh vì vaccine chứa kháng nguyên. Khi đưa vaccine vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh và “ghi nhớ” lại kháng nguyên đó. Nếu lần sau bị mầm bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) xâm nhập thì cơ thể có khả năng sản sinh nhanh kháng thể để chống lại mầm bệnh vì bạch cầu đã “ghi nhớ” loại kháng nguyên đó, giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.
+ Ví dụ: Một số loại vaccine như vaccine Gardasil phòng ung thư cổ tử cung, vaccine Vero Cell phòng bệnh Covid – 19,…
Cơ chế hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên
và ghi nhớ kháng nguyên khi được tiêm vaccine
3. Nhóm máu và truyền máu
- Khái niệm: Nhóm máu là sự phân loại máu dựa trên khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người. Hiện nay, khoa học phát hiện ở người có khoảng trên 30 hệ nhóm máu. Trong đó, hệ nhóm máu ABO thường được quan tâm khi truyền máu.
- Phân loại: Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: A, B, AB và O.
|
Nhóm máu A |
Nhóm máu B |
Nhóm máu AB |
Nhóm máu O |
Kháng nguyên |
A |
B |
A và B |
Không có kháng nguyên |
Kháng thể |
anti–B |
anti–A |
Không có kháng thể anti–A và anti–B |
Kháng thể anti–A và anti–B |
Các nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO
- Nguyên tắc truyền máu:
+ Khi truyền máu không phù hợp có thể sẽ xảy ra hiện tượng phá hủy hồng cầu, gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu. Do đó, khi truyền máu thì lựa chọn tối ưu nhất là truyền cùng nhóm máu.
Hiện tượng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể
khi truyền máu không phù hợp dẫn đến phá hủy hồng cầu
+ Trong một số trường hợp, có thể truyền khác nhóm máu với lượng nhỏ (khoảng 250 ml) nhưng cần đảm bảo hồng cầu của máu truyền không bị phá hủy trong người nhận.
Sơ đồ truyền máu
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 8: Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.....
Câu hỏi 4 trang 146 KHTN lớp 8: Quan sát hình 30.8:....
Câu hỏi 5 trang 147 KHTN lớp 8: Nêu tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người