Chuẩn bị Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin, một công tắc, một bóng đèn pin (loại dùng hiệu điện thế 3 V)

671

Với giải Thực hành 1 trang 109 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Thực hành 1 trang 109 KHTN lớp 8: Chuẩn bị

Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin, một công tắc, một bóng đèn pin (loại dùng hiệu điện thế 3 V), một ampe kế, các dây nối.

Tiến hành

- Mắc mạch điện như hình 23.2, đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn, đọc số chỉ ở ampe kế và ghi kết quả vào vở theo bảng 23.1.

Chuẩn bị Hai pin loại 1,5 V và đế lắp pin một công tắc một bóng đèn pin loại dùng hiệu điện thế 3 V

- Thay nguồn điện một pin thành nguồn điện hai pin, đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn, đọc số chỉ ở ampe kế và ghi kết quả vào vở theo bảng 23.1.

Chuẩn bị Hai pin loại 1,5 V và đế lắp pin một công tắc một bóng đèn pin loại dùng hiệu điện thế 3 V

Từ kết quả thí nghiệm, hãy đưa ra nhận xét về mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn ở mỗi trường hợp.

Trả lời:

Các em tham khảo số liệu minh họa dưới đây:

Chuẩn bị Hai pin loại 1,5 V và đế lắp pin một công tắc một bóng đèn pin loại dùng hiệu điện thế 3 V

Nhận xét: Số chỉ ampe kế càng lớn thì đèn sáng càng mạnh.

Lý thuyết Cường độ dòng điện

- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Kí hiệu là I.

Đơn vị đo là ampe, kí hiệu là A.

- Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Số chỉ của ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.

1 A = 1 000 mA

- Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Đánh giá

0

0 đánh giá