Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Bài 23.1 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của
A. nguồn điện.
B. dòng điện.
C. thiết bị điện trong mạch.
D. thiết bị an toàn của mạch.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện.
A. khả năng sinh ra dòng điện.
B. loại nguồn điện.
C. độ bền của nguồn điện.
D. tuổi thọ của nguồn điện.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Độ lớn hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết khả năng sinh ra dòng điện.
Bài 23.3 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện?
A. kg.
B. mm.
C. mA.
D. mm3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A – đơn vị đo khối lượng.
B – đơn vị đo độ dài.
D – đơn vị đo thể tích.
Bài 23.4 trang 46 Sách bài tập KHTN 8: Đơn nào dưới đây là đơn vị đo hiệu điện thế?
A. kg.
B. kV.
C. km.
D. kJ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A – đơn vị đo khối lượng.
C – đơn vị đo độ dài.
D – đơn vị đo năng lượng.
Lời giải:
- Thiết bị (2) và (3) khi mắc vào mạch điện dùng nguồn điện là pin cần phải chú ý để tránh mắc nhầm cực (nếu mắc nhầm cực có thể làm hỏng thiết bị hoặc hay ra chập cháy).
Lời giải:
Sơ đồ mạch điện:
(1) Hiệu điện thế cho biết độ mạnh yếu của dòng điện trong mạch điện
(2) Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị là ampe, milivôn.
(3) Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện.
(4) Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị là vôn, kilôjun, milivôn.
(5) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện đó.
(6) Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là vôn kế.
(7) Đồng hồ dùng để đo hiệu điện thế là ampe kế.
(8) Có thể dùng nhiệt kế để đo cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.
Lời giải:
(1) Sai: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện trong mạch điện.
(2) Sai: Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị ampe, miliampe.
(3) Đúng.
(4) Sai: Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị là vôn, kilôvôn, milivôn.
(5) Đúng.
(6) Sai: Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là ampe kế.
(7) Sai: Đồng hồ dùng để đo hiệu điện thế là vôn kế.
(8) Sai: Không thể dùng nhiệt kế để đo cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.
Lời giải:
Sơ đồ mạch điện:
Lời giải:
Như hình 23.2 mắc vôn kế nối tiếp với bóng đèn là chưa hợp lí, cần phải mắc vôn kế song song với bóng đèn như sơ đồ dưới đây.
Lý thuyết KHTN 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
I. Cường độ dòng điện
- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Kí hiệu là I.
Đơn vị đo là ampe, kí hiệu là A.
- Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Số chỉ của ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.
1 A = 1 000 mA
- Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
II. Hiệu điện thế
- Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó và được đo bằng vôn kế.
Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.
- Giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi chưa mắc vào mạch) càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện của nó càng lớn.
1 V = 1 000 mV; 1 kV = 1 000 V
- Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.