Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 22 (Cánh diều): Tác dụng của dòng điện

2.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 22: Tác dụng của dòng điện chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Mở đầu trang 106 Bài 22 KHTN lớp 8: Tia sét, hình 22.1, được tạo ra là kết quả của dòng hạt mang điện chuyển động. Khi sét đánh, dòng điện trong tia sét có tác dụng phát sáng và tác dụng nhiệt rất mạnh. Tuy nhiên, dòng điện của tia sét chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Làm thế nào để tạo ra và duy trì dòng điện để từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện?

Tia sét hình 22.1 được tạo ra là kết quả của dòng hạt mang điện chuyển động

Trả lời:

Để tạo ra và duy trì dòng điện, từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện ta cần có nguồn điện như: pin, acquy, máy phát điện.

I. Nguồn điện

Câu hỏi 1 trang 106 KHTN lớp 8: Nêu một số nguồn điện trong đời sống và nêu vai trò của chúng khi được sử dụng

Trả lời:

- Pin là nguồn điện một chiều thường được sử dụng để cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện dùng nguồn điện nhỏ như đồ chơi trẻ em, các thiết bị điều khiển, đồng hồ, …

- Acqui là nguồn điện một chiều thường được sử dụng để cung cấp dòng điện cho các phương tiện giao thông (xe máy, xe đạp điện, ô tô).

- Máy phát điện là nguồn điện cung cấp dòng điện một chiều hoặc xoay chiều lớn hơn thường được sử dụng trong các nhà máy phát điện, hay nhà dân sử dụng máy phát điện công suất nhỏ khi mất điện lưới, …

Luyện tập 1 trang 106 KHTN lớp 8: Nêu sự chuyển hóa năng lượng ở các thiết bị dùng pin, acquy khi tạo ra dòng điện.

Trả lời:

Ở các thiết bị dùng pin, acquy năng lượng có sự chuyển hóa từ năng lượng hóa học sang năng lượng điện giúp tạo ra dòng điện cung cấp cho các thiết bị điện sử dụng.

II. Một số tác dụng của dòng điện

Câu hỏi 2 trang 107 KHTN lớp 8: Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3, chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện.

Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3 chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện

Trả lời:

Các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện:

+ Nguồn pin hết điện.

+ Nối sai cực đèn điôt phát quang vì đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi theo một chiều nhất định từ cực dương sang cực âm.

+ Khi để biến trở có giá trị điện trở lớn nhất làm cản trở dòng điện nhiều nhất, dòng điện chạy qua mạch quá nhỏ dẫn tới bóng đèn không sáng được. Trong trường hợp này có thể coi trong mạch không có dòng điện.

Thực hành 1 trang 107 KHTN lớp 8: Chuẩn bị

Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin, các dây nối có chốt cắm, công tắc, biến trở con chạy, bảng lắp mạch điện, đèn LED (loại dùng điện cỡ 2 V đến 2,5 V) (hình 22.2).

Tiến hành

- Gắn pin vào đế lắp pin đúng theo kí hiệu cực dương cực âm trên đế lắp pin.

- Dùng các dây điện nối từ pin với đèn qua công tắc như sơ đồ mạch điện ở hình 22.3.

- Đóng công tắc và quan sát độ sáng của đèn.

- Di chuyển con chạy của biến trở và quan sát độ sáng của đèn.

Chuẩn bị Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin các dây nối có chốt cắm công tắc biến trở con chạy

Trả lời:

Chuẩn bị Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin các dây nối có chốt cắm công tắc biến trở con chạy

Khi đóng công tắc và di chuyển con chạy của biến trở từ A tới B ta thấy bóng đèn sáng yếu dần.

Câu hỏi 3 trang 107 KHTN lớp 8: Nêu ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong đời sống.

Trả lời:

- Các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt như: bếp điện, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, ấm điện, ….

- Các dụng cụ điện có tác dụng phát sáng như: đèn sưởi điện, đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, ….

Thực hành 2 trang 107 KHTN lớp 8: Chuẩn bị

Biến áp nguồn (loại có điện áp không đổi đến 24 V), cốc đựng nước, điện trở dạng dây quấn, nhiệt kế, công tắc, dây nối.

Tiến hành

- Lắp các dụng cụ như hình 22.4.

- Đóng công tắc, điều chỉnh điện áp đến cỡ 12 V và quan sát số chỉ của nhiệt kế.

Chuẩn bị Biến áp nguồn loại có điện áp không đổi đến 24 V cốc đựng nước điện trở dạng dây quấn

Trả lời:

Khi đóng công tắc, điều chỉnh điện áp đến cỡ 12 V ta thấy số chỉ của nhiệt kế tăng dần sau một thời gian.

Thực hành 3 trang 108 KHTN lớp 8: Chuẩn bị

Hai pin và đế lắp pin, dây nối có chốt cắm, công tắc, một cốc đựng dung dịch copper (II) sulfate, một thanh đồng và một thanh inox, bảng lắp mạch điện.

Tiến hành

- Cắm thanh đồng và thanh inox vào cốc đựng dung dịch copper (II) sulfate.

- Mắc mạch điện như hình 22.5, thanh đồng nối với cực dương, thanh inox nối với cực âm của pin.

- Đóng công tắc.

Quan sát thanh inox và thanh đồng trong khoảng vài phút. Ghi lại kết quả quan sát màu ở thanh inox và rút ra nhận xét về tác dụng của dòng điện.

Chuẩn bị Hai pin và đế lắp pin dây nối có chốt cắm công tắc một cốc đựng dung dịch copper (II) sulfate

Trả lời:

Khi đóng công tắc, sau một thời gian ta thấy thanh inox được mạ một lớp đồng, còn thanh đồng bị mòn đi.

Nhận xét: Dòng điện đã tách được đồng ra khỏi thanh đồng. Do đó, dòng điện có tác dụng hóa học.

Câu hỏi 4 trang 108 KHTN lớp 8: Nêu một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình em.

Trả lời:

Một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình em:

- Lựa chọn thiết bị đóng ngắt điện phù hợp và lắp đặt đúng cách.

- Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.

- Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.

- Khi sửa chữa điện trong gia đình cần sử dụng đồ bảo hộ, các vật dụng cách điện và ngắt điện.

Vận dụng trang 108 KHTN lớp 8: Trong các thiết bị dùng điện, năng lượng điện được chuyển thành các dạng năng lượng khác để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.

a. Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng điện trong gia đình em.

b. Chỉ ra tác dụng của dòng điện ở mỗi ví dụ đã nêu.

Trả lời:

a. Trong gia đình em thường sử dụng năng lượng điện qua các thiết bị dùng điện như: Nồi cơm điện, bóng đèn, máy sấy tóc, bếp điện, đèn sưởi,….

b. Tác dụng của dòng điện ở các dụng cụ ý a.

- Tác dụng nhiệt: nồi cơm điện, bếp điện, đèn sưởi.

- Tác dụng phát sáng: bóng đèn, đèn sưởi.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 22: Tác dụng của dòng điện

I. Nguồn điện

Nguồn điện cung cấp năng lượng để tạo ra và duy trì dòng điện.

Ví dụ: Pin, acquy, máy phát điện.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Để nguồn điện cung cấp năng lượng trong mạch điện, cần dùng dây dẫn điện nối hai cực của nguồn điện với các dụng cụ, thiết bị sử dụng điện.

Khi dòng điện chạy qua các dụng cụ sử dụng điện, năng lượng điện được chuyển hóa thành năng lượng khác. Việc chuyển hóa này tạo ra các tác dụng khác nhau.

II. Một số tác dụng của dòng điện

1. Tác dụng phát sáng

Khi có dòng điện chạy qua thì đèn phát sáng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 22: Tác dụng của dòng điện

2. Tác dụng nhiệt

Thông thường, dòng điện chạy qua các đèn, ngoài tác dụng phát sáng thì thường kèm theo tác dụng nhiệt. Khi đó, năng lượng điện chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 22: Tác dụng của dòng điện

3. Tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí

Dòng điện có tác dụng hóa học.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Dòng điện có tác dụng sinh lí.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Cơ thể người và các động vật nói chung đều dẫn điện. Khi có dòng điện qua cơ thể thì gây ra tác dụng sinh lí ở các mức độ khác nhau: tê liệt thần kinh, gây co cơ, …. Trong y học, dòng điện phù hợp được sử dụng để cấp cứu hay chữa bệnh.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá