Lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 1: Thiên nhiên châu Âu sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn, sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 1 từ đó học tốt môn Địa Lí 7.
Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 1: Thiên nhiên châu Âu
Video giải Địa lí 7 Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu - Chân trời sáng tạo
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu
Câu hỏi trang 98 Địa Lí 7: Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu.
- Nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin ở mục 1 (Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu) và quan sát hình 1.1.
Trả lời:
- Đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu:
+ Kích thước: Diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.
+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.
- Đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu:
+ Nằm ở phía tây của lục địa Á – Âu, hoàn toàn thuộc bán cầu Bắc.
+ Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 36oB – 71oB.
2. Đặc điểm tự nhiên châu Âu
Câu hỏi trang 98 Địa Lí 7: Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên và xác định các đồng bằng, các dãy núi chính ở châu Âu.
- Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng và miền núi ở châu Âu.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin ở mục 2a (Địa hình) và quan sát hình 1.1 (Đọc bảng chú giải để biết kí hiệu các đồng bằng, dãy núi, từ đó xác định trên bản đồ).
Trả lời:
- Các đồng bằng, các dãy núi chính ở châu Âu:
Các đồng bằng chính:
+ Đồng bằng Tây Âu.
+ Đồng bằng Bắc Âu.
+ Đồng bằng Đông Âu.
Các dãy núi chính:
+ D. Xcan-đi-na-vi.
+ D. An-pơ.
+ D. A-pen-nin.
+ D. An-pơ-đi-na-rich.
+ D. Cac-pat.
+ D. Cap-ca.
+ D. U-ran.
- Đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng và miền núi ở châu Âu:
Địa hình đồng bằng:
+ Chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành 1 dải.
+ Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.
Địa hình miền núi:
+ Địa hình núi già: phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc nam (D. Xcan-đi-na-vi, D. U-ran,…).
+ Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam (D. Pê-rê-nê, An-pơ, Cac-pat, Ban-căng,…).
Câu hỏi trang 98 Địa Lí 7: Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các đới và kiểu khí hậu của châu Âu.
- Trình bày đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu.
Phương pháp giải:
- Quan sát hình 1.2 (Đọc bảng chú giải để biết được kí hiệu các đới và kiểu khí hậu được thể hiện trên bản đồ).
- Đọc thông tin mục 2b (Khí hậu).
Trả lời:
* Đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu: khí hậu phân hóa đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu.
- Đới khí hậu cực và cận cực:
+ Phân bố: phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.
+ Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn diện tích, gồm 2 kiểu khí hậu
+ Khí hậu ôn đới hải dương:
Phân bố: các đảo và vùng ven biển phía tây.
Khí hậu điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0oC; mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.
+ Khí hậu ôn đới lục địa:
Phân bố: vùng trung tâm và phía đông châu lục.
Mùa hè nóng, mùa dông lạnh hơn so với khí hậu ôn đới hải dương; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Phân bố: phía nam châu lục.
+ Mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào,lượng mưa ở mức trung bình.
- Ngoài ra, khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ.
Câu hỏi trang 100 Địa Lí 7: Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định các con sông lớn ở châu Âu: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ.
- Cho biết các con sông trên đổ ra biển và đại dương nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1.1 và đọc thông tin trong mục c (Sông ngòi).
Trả lời:
- Xác định các con sông lớn ở châu Âu: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ:
- Các con sông đổ ra biển và đại dương:
+ Sông Von-ga: đổ ra biển Ca-xpi.
+ Sông Đa-nuyp: đổ ra biển Đen.
+ Sông Rai-nơ: đổ ra biển Bắc.
Câu hỏi trang 100 Địa Lí 7: Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định các đới thiên nhiên ở châu Âu.
- Cho biết thiên nhiên ở đới ôn hòa của châu Âu có sự phân hóa như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1.1, hình 1.2 và đọc thông tin trong mục d (Các đới thiên nhiên).
Trả lời:
- Các đới thiên nhiên ở châu Âu (3 đới):
+ Đới khí hậu cực và cận cực.
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
- Thiên nhiên ở đới ôn hòa của châu Âu có sự phân hóa đa dạng:
+ Khu vực ven biển phía tây: phổ biến rừng lá rộng với thực vật chủ yếu là sồi, dẻ; động vật có gấu nâu, chim gỗ kiến, gà rừng,…
+ Khu vực lục địa phía đông:
Thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam (rừng lá kim nghèo thành phần loài chuyển dần sang rừng hỗn giao, thảo nguyên rừng); động vật có nai sừng tấm, gấu,…
Phía đông nam nóng và khô hơn nên thảo nguyên chiếm ưu thế, động vật có sơn dương, chó sói, đại bàng,…
Ven biển Ca-xpi xuất hiện bán hoang mạc.
+ Phía nam châu lục: rừng lá cứng địa trung hải phát triển (sồi thường xanh, cây bụi); động vật có cầy đốm, khỉ mặt đỏ,…
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 101 Địa Lí 7: Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:
a. Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết hai trạm khí tượng trên đây thuộc kiểu khí hậu nào?
b. Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tại hai trạm khí tượng trên.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1.2 và dựa vào kiến thức đã học về các kiểu khí hậu của châu Âu để trả lời câu hỏi.
- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0oC; mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.
- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: mùa hè nóng, mùa đông lạnh hơn so với khí hậu ôn đới hải dương; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào, lượng mưa ở mức trung bình.
Trả lời:
- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa tại trạm Bret (Pháp): Kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa tại trạm Ca-dan (Liên bang Nga): Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
=> Nhận xét đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa:
- Trạm khí tượng Bret (Pháp):
Về nhiệt độ:
+ Không có tháng nào trong năm nhiệt độ dưới 0oC.
+ Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 18oC (tháng 8), nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 8oC (tháng 1), biên độ nhiệt năm không quá lớn (10oC).
=> Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm.
Về lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa năm tương đối lớn (820 mm).
+ Mưa quanh năm.
- Trạm khí tượng Ca-dan (Liên bang Nga):
Về nhiệt độ: Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 20oC (tháng 6, 7), nhiệt độ thấp nhất khoảng – 8oC (tháng 1), biên độ nhiệt năm lớn (28oC).
Về lượng mưa: Lượng mưa ít (tổng lượng mưa năm chỉ đạt 443 mm).
Vận dụng 2 trang 101 Địa Lí 7: Em hãy lựa chọn thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Hãy sưu tầm những thông tin về khí hậu ở châu Âu hiện nay và viết một đoạn văn ngắn thể hiện tóm tắt những thông tin em sưu tầm được.
Nhiệm vụ 2: Hãy sưu tầm những hình ảnh về sông ngòi hoặc đới thiên của châu Âu. Chia sẻ với các bạn.
Phương pháp giải:
- Lựa chọn 1 trong 2 nhiệm vụ trên.
- Sưu tầm thông tin trên Internet, sách báo,…
Trả lời:
* Nhiệm vụ 1: Khí hậu ở châu Âu hiện nay
- Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
- Các nước ven biển Tây Âu và một số nước Bắc Âu (Anh, Pháp, Ireland, Na Uy...) có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000 mm/năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về mùa thu đông. Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò lớn làm cho khí hậu các nước này ấm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.
- Các nước ở phía đông Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan) có khí hậu ôn đới lục địa lạnh, rất lạnh vào mùa đông, tuyết rơi nhiều và dày, mùa hè mát mẻ.
- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều hơn, mùa hạ nóng và có mưa.
- Ở các nước Nam Âu, ven biển Địa Trung Hải vào mùa thu đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hè nóng, khô.
* Nhiệm vụ 2: Hình ảnh về sông ngòi châu Âu
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu
1. Vị trí địa lý, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu
- Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích 10,5 triệu km2
- Nằm trong khoảng vĩ độ: 360B-710B
- Tiếp giáp:
+ Phía Bác giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Tây giáp Đại Tây Dương
+ Phía nam giáp Địa Trung Hải
+ Phía đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran
- Đường bờ biển dài 43.000 km. Bờ biển bi cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng, vịnh
Bản đồ tự nhiên châu Âu
2. Đặc điểm tự nhiên châu Âu
a. Địa hình
- Chủ yếu là đồng bằng, kéo dài từ tây sang đông, chiếm 50% diện tích châu lục
- Núi già ở vùng phía Bắc và vùng trung tâm như Xcan-đi-na-vi, U-ran.
- Núi trẻ ở phía nam như: An-pơ, Các-pát , ban-căng…
b. Khí hậu
- Đại bộ phận lãnh hổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một diện tích nhỏ ở phía bắc có khí hậu cực và cận cực, và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
- Ngoài ra, khí hậu còn thay đổi theo độ cao của núi.
c. Sông ngòi
- Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Vôn-ga.
d. Các đới thiên nhiên
- Châu Âu nằm trên 2 đới:
+ Đới ôn hòa (chiếm phần lớn lãnh thổ.
+ Đới lạnh chỉ chiếm diện tích nhỏ ở các đảo, quần đảo thuộc Bắc Băng Dương và một phần lãnh thổ phía Bắc châu lục.
- Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo nhiệt độ và lượng mưa:
+ Ven biển Tây Âu có rừng lá rộng, vào sâu nội địa có rừng lá kim
+ Phía đông nam có thảo nguyên và ven biển Địa trung hải có rừng lá cứng
- Động vật phong phú và đa dạng: gấu nâu, chim gõ kiến, gà rừng, nai sừng tấm, đại bàng…