Giải SGK Địa Lí 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

9.9 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn, sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 3 từ đó học tốt môn Địa Lí 7.

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Video giải Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Chân trời sáng tạo

1. Bảo vệ môi trường nước

Giải Địa lí 7 trang 106

Câu hỏi trang 106 Địa Lí 7Dựa vào hình 3.1, hình 3.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

Dựa vào hình 3.1, hình 3.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ (ảnh 1)

Dựa vào hình 3.1, hình 3.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan hình 3.1, hình 3.2 và đọc thông tin trong mục 1 (Bảo vệ môi trường nước).

Trả lời:

Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:

- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất.

2. Bảo vệ môi trường không khí

Giải Địa lí 7 trang 107

Câu hỏi trang 107 Địa Lí 7Quan sát hình 3.3 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó?

- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 3.3 và đọc thông tin mục 2 (Bảo vệ môi trường không khí).

Trả lời:

- Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005, cụ thể:

+ NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005.

+ NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005.

+ PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với năm 2005.

+ SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005.

=> Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.

+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

Giải Địa lí 7 trang 108

Câu hỏi trang 108 Địa Lí 7Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.

Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Bảo vệ đa dạng sinh học).

Trả lời:

Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:

- Vai trò đa dạng sinh học đối với châu Âu:

+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp gỗ,…

+ Sinh vật biển thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thủy sản.

- Hiện trạng: Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,… => suy giảm đa dạng sinh học.

- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản.

+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.

+ Xây dựng vành đai xanh quanh đô thị.

+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 108 Địa Lí 7: Em hãy liệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và đa dạng sinh học ở châu Âu vào bảng theo mẫu sau:

 

Biện pháp bảo vệ

Môi trường nước

 

Môi trường không khí

 

Đa dạng sinh học

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bảng.

Trả lời:

 

Biện pháp bảo vệ

Môi trường nước

- Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng,

cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

- Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân

trong việc bảo vệ môi trường nước,…

Môi trường không khí

- Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.

- Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

- Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu

Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.

- Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông

nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.

Đa dạng sinh học

- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản.

- Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.

- Xây dựng vành đai xanh quanh đô thị.

- Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…

Vận dụng 1 trang 108 Địa Lí 7Sưu tầm hình ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường của một số quốc gia ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Sưu tầm các hình ảnh trên internet, sách báo,…

Trả lời:

 (ảnh 1)

Vườn quốc gia Sarek, Thụy Điển

 (ảnh 2)

Phát triển nông nghiệp sinh thái ở châu Âu (Xà lách trong trang trại Urban Farmers)

Vận dụng 2 trang 108 Địa Lí 7: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Trả lời:

Ví dụ: Hoạt động bảo vệ môi trường không khí ở TP. Hà Nội

Hiện nay, TP. Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố; hiện tượng nghịch nhiệt…

Để bảo vệ môi trường không khí, thành phố đã triển khai các biện pháp:

- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ.

- Ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

- Đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân,…

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

1. Bảo vệ môi trường nước

- Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của châu âu phong phú và đa dạng, trong đó nước từ sông, nước ngầm chiếm 88% và từ các hồ chiếm 12%. Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất chiếm 60% tổng lượng nước ngọt hàng năm.

- Tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt…đã làm môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác,sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước

- Trước thực trạng đó các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện môi trường nước với nhiều biện pháp:

+ Ban hành các quy định về nước

+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải

+ Giảm sử dụng hóa chất trong nông nghiệp

+ Nâng cao ý thức của người dân…

2. Bảo vệ môi trường không khí

- Nguyên nhân gây ô nhiễm: do các hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp tạo ra lượng đáng kể chất ô nhiễm không khí ở châu Âu như: nitơ đioxít(N02), Amoniac (NH3), sunfua đioxit (SO2), bụi mịn (PM 2,5mm)…

- Trước thực trạng đó các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện môi trường không khí với nhiều biện pháp:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên

+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp

+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác,sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phong trào đi xe đạp ở châu Âu

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu nhất là đa dạng sinh học rừng và biển.

- Tuy nhiên, hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, vần đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu…đã làm suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu. Nhiều loài thực vật và động vật bị suy giảm số lượng về loài như một số loài chim, cá…

- Trước thực trạng đó các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện đa dạng sinh học với nhiều biện pháp:

+  Quy định nghiêm ngặt về việc đánh bắt thủy, hải sản

+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ…

- Các biện pháp đã giúp diện tích rừng ở châu âu ngày càng mở rộng và nhiều loài sinh vật được bảo tồn.

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đánh giá

0

0 đánh giá