Chuẩn bị Cốc chứa nước, tờ giấy không thấm nước, ống thủy tinh nhỏ hở hai đầu

504

Với giải Thực hành 1 trang 87 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Video bài giải KHTN lớp 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí - Cánh diều

Thực hành 1 trang 87 KHTN lớp 8: Chuẩn bị

Cốc chứa nước, tờ giấy không thấm nước, ống thủy tinh nhỏ hở hai đầu.

Tiến hành

- Đậy kín một cốc nước đầy bằng một tờ giấy không thấm nước. Lộn ngược cốc nước. Quan sát xem nước có chảy ra ngoài không.

- Cắm ống thủy tinh ngập vào nước trong cốc. Nhấc ống lên khỏi mặt nước và quan sát mực nước trong ống.

- Cắm ống thủy tinh ngập vào nước trong cốc, dùng ngón tay bịt kín đầu trên của ống trước khi nhấc lên (hình 17.8). Giữ tay, nghiêng ống theo các phương khác nhau.

- Quan sát nước trong ống trong hai trường hợp và giải thích vì sao khi một đầu của ống bị bịt kín và nghiêng theo các phương khác nhau mà nước vẫn không chảy ra khỏi ống.

Chuẩn bị Cốc chứa nước, tờ giấy không thấm nước, ống thủy tinh nhỏ hở hai đầu

Trả lời:

- Đậy kín một cốc nước đầy bằng một tờ giấy không thấm nước. Lộn ngược cốc nước.  Quan sát thấy nước không chảy ra ngoài.

- Cắm ống thủy tinh ngập vào nước trong cốc, nước đi vào ống thủy tinh. Nhấc ống lên khỏi mặt nước ta thấy nước bị chảy ra ngoài và sau đó không còn nước trong ống thủy tinh.

- Khi một đầu của ống bị bịt kín và nghiêng theo các phương khác nhau mà nước vẫn không chảy ra khỏi ống vì áp suất của nước bên trong ống thủy tinh bằng với áp suất khí quyển bên ngoài ống

Lý thuyết Áp suất chất khí

1. Áp suất khí quyển

Chất khí cũng tác dụng áp suất lên các vật ở trong nó và lên thành bình.

Vì chất khí có trọng lượng nên mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí này, gọi là áp suất khí quyển.

Khí quyển tác dụng một áp suất lên mọi vật trên Trái Đất theo mọi phương.

Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm.

2. Áp suất không khí trong đời sống

Áp suất không khí được ứng dụng nhiều trong đời sống.

- Sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi đột ngột của áp suất: Khi đi máy bay, trong giai đoạn máy bay cất cánh hoặc khi đi ô tô lên vùng núi cao mà độ cao tăng đột ngột, ta thường có cảm giác hơi đau tức tai, đôi khi còn nghe thấy tiếng động trong tai.

- Giác mút: làm bằng chất dẻo, có hình dạng tròn lõm. Ấn giác mút lên một bề mặt nhẵn để đẩy bớt không khí trong giác mút ra ngoài, làm giảm áp suất khí trong nó. Sau đó thả tay ra, sự chênh lệch áp suất sẽ làm giác mút dính chặt vào bề mặt đó.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

- Bình xịt: Sử dụng khí nén để đẩy dung dịch bên trong ra bên ngoài dưới dạng các giọt nhỏ.

- Tàu đệm khí: là loại tàu khi hoạt động được nâng lên khỏi mặt đất hay mặt nước nhờ một lớp “đệm khí”, nhờ đó giảm được ma sát.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Đánh giá

0

0 đánh giá