Vì sao khi bóp ở giữa thì hai đầu quả bóng ở hình 17.4 lại căng tròn

795

Với giải câu hỏi 2 trang 86 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Video bài giải KHTN lớp 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí - Cánh diều

Câu hỏi 2 trang 86 KHTN lớp 8: Vì sao khi bóp ở giữa thì hai đầu quả bóng ở hình 17.4 lại căng tròn?

Vì sao khi bóp ở giữa thì hai đầu quả bóng ở hình 17.4 lại căng tròn

Trả lời:

Khi bóp ở giữa thì hai đầu quả bóng ở hình 17.4 lại căng tròn vì chất lỏng dồn về hai đầu và tác dụng lực lên vỏ quả bóng làm nó căng tròn.

Lý thuyết Áp suất chất lỏng

1. Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong nó.

- Một khối chất lỏng đựng trong bình chứa, do có trọng lượng nên cũng gây ra áp suất lên đáy bình. Chiều cao của khối chất lỏng trong bình càng lớn, trọng lượng của nó càng lớn nên áp suất của nó tác dụng lên đáy bình càng lớn.

Như vậy, áp suất chất lỏng tăng theo độ sâu.

- Áp suất chất lỏng tác dụng lên thành bình, đáy bình và lên các vật nhúng trong nó.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

2. Sự truyền áp suất chất lỏng.

- Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được truyền đi nguyện vẹn theo mọi hướng.

- Áp suất p tại một điểm ở độ sâu h so với mặt thoáng chất lỏng được tính bằng p = d.h.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Trong lỏng chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm có cùng độ sâu là như nhau.

Đánh giá

0

0 đánh giá