Sách bài tập KHTN 8 Bài 17 (Cánh diều): Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

1.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Bài 17.1 trang 36 Sách bài tập KHTN 8Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng

A. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.

B. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến với mặt thoảng càng nhỏ.

C. không phụ thuộc vào độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.

D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.

Bài 17.2 trang 36 Sách bài tập KHTN 8Một bạn tiến hành thí nghiệm sau: Đổ nước vào chiếc cốc nhựa và đậy miệng cốc bằng một tấm bìa. Sau đó, lộn ngược cốc nước xuống, bạn đó thấy nước không chảy ra ngoài. Hãy giải thích hiện tượng này.

Lời giải:

Do không khí cũng gây ra áp suất tác dụng vào miếng bìa. Khi áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất do nước và không khi trong cốc gây ra, miếng bìa sẽ bị ép vào miệng cốc, làm cho nước không đổ ra ngoài.

Bài 17.3 trang 36 Sách bài tập KHTN 8Vì sao trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ (hình 17.1)?

Vì sao trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ (hình 17.1)

Lời giải:

Do có lỗ nhỏ trên nắp ấm mà khí trong ấm thông với không khí bên ngoài. Áp suất của khí trong ấm cùng với áp suất của nước sẽ lớn hơn áp suất của không khí bên ngoài ấm, làm cho nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn khi rót.

Bài 17.4 trang 36 Sách bài tập KHTN 8Người ta bơm căng vừa phải một quả bóng bay và đặt trong một bình chứa khi ở áp suất thường (khoảng 101,3.103 Pa). Người ta dùng bơm để hút bớt khí trong bình ra, do vậy áp suất trong bình sẽ giảm. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả bóng bay.

Lời giải:

Khi hút khí trong bình, áp suất của khí trong bình sẽ giảm, nhỏ hơn áp suất của khí trong bóng bay. Do chênh lệch áp suất của khí ở phía trong và phía ngoài của quả bóng làm cho quả bóng căng phồng.

Bài 17.5 trang 36 Sách bài tập KHTN 8Quan sát thể tích của gói bánh khi một người leo núi cầm theo ở độ cao 150 m và ở độ cao 2 000 m so với mực nước biển (hình 17.2). Vì sao lại có sự thay đổi thể tích như vậy?

Quan sát thể tích của gói bánh khi một người leo núi cầm theo ở độ cao 150 m

Lời giải:

Càng lên cao, không khí càng loãng nên áp suất giảm. Khi ở độ cao 2 000 m, áp suất bên trong gói bánh lớn hơn áp suất ở bên ngoài gói bánh nên làm gói bánh cũng phồng hơn so với khi ở độ cao 150 m.

Bài 17.6 trang 37 Sách bài tập KHTN 8Người ta đổ nước vào một bình có đục các lỗ trên thành bình ở những độ cao khác nhau so với đáy bình và quan sát thấy hiện tượng như hình 17.3. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra.

Người ta đổ nước vào một bình có đục các lỗ trên thành bình ở những độ cao khác nhau

Lời giải:

Áp suất tại một điểm trong lỏng chất lỏng càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn. Vì vậy, các lỗ ở gần đáy bình (có áp suất lớn hơn) phun nước ra mạnh hơn so với các lỗ ở gần miệng bình (có áp suất nhỏ hơn).

Bài 17.7 trang 37 Sách bài tập KHTN 8Một tháp nước cung cấp nước sạch cho các dân cư ở xung quanh. Hãy so sánh áp suất của nước tại các điểm A, B, C và D ở hình 17.4.

Một tháp nước cung cấp nước sạch cho các dân cư ở xung quanh

Lời giải:

Áp suất của nước tại điểm D là nhỏ nhất, sau đó đến điểm A, B. Áp suất của nước tại điểm C là lớn nhất.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

I. Áp suất chất lỏng

1. Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong nó.

- Một khối chất lỏng đựng trong bình chứa, do có trọng lượng nên cũng gây ra áp suất lên đáy bình. Chiều cao của khối chất lỏng trong bình càng lớn, trọng lượng của nó càng lớn nên áp suất của nó tác dụng lên đáy bình càng lớn.

Như vậy, áp suất chất lỏng tăng theo độ sâu.

- Áp suất chất lỏng tác dụng lên thành bình, đáy bình và lên các vật nhúng trong nó.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

2. Sự truyền áp suất chất lỏng.

- Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được truyền đi nguyện vẹn theo mọi hướng.

- Áp suất p tại một điểm ở độ sâu h so với mặt thoáng chất lỏng được tính bằng p = d.h.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Trong lỏng chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm có cùng độ sâu là như nhau.

II. Áp suất chất khí

1. Áp suất khí quyển

Chất khí cũng tác dụng áp suất lên các vật ở trong nó và lên thành bình.

Vì chất khí có trọng lượng nên mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí này, gọi là áp suất khí quyển.

Khí quyển tác dụng một áp suất lên mọi vật trên Trái Đất theo mọi phương.

Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm.

2. Áp suất không khí trong đời sống

Áp suất không khí được ứng dụng nhiều trong đời sống.

- Sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi đột ngột của áp suất: Khi đi máy bay, trong giai đoạn máy bay cất cánh hoặc khi đi ô tô lên vùng núi cao mà độ cao tăng đột ngột, ta thường có cảm giác hơi đau tức tai, đôi khi còn nghe thấy tiếng động trong tai.

- Giác mút: làm bằng chất dẻo, có hình dạng tròn lõm. Ấn giác mút lên một bề mặt nhẵn để đẩy bớt không khí trong giác mút ra ngoài, làm giảm áp suất khí trong nó. Sau đó thả tay ra, sự chênh lệch áp suất sẽ làm giác mút dính chặt vào bề mặt đó.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

- Bình xịt: Sử dụng khí nén để đẩy dung dịch bên trong ra bên ngoài dưới dạng các giọt nhỏ.

- Tàu đệm khí: là loại tàu khi hoạt động được nâng lên khỏi mặt đất hay mặt nước nhờ một lớp “đệm khí”, nhờ đó giảm được ma sát.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Đánh giá

0

0 đánh giá