Với giải Câu hỏi trang 62 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Câu hỏi trang 62 Lịch sử 10: Em hãy cho biết: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại nội dung mục 2.a trang 62 SGK
Bước 2: Chọn ra ý chính về bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Trả lời:
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh:
- Diễn ra từ nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được xây dựng trên những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- Các nước tư bản châu ÂU, Bắc Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp.
Lý thuyết Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a) Bối cảnh lịch sử
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ giữa thế kỉ XIX đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914).
- Cuộc cách mạng này diễn ra trong bối cảnh nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.
- Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên khá phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển mạnh,...
- Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),...
b) Những thành tựu cơ bản
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai gắn liền với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật trong rất nhiều lĩnh vực.
+ Phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
+ Phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.