Chuẩn bị: ● Dụng cụ: Cân điện tử, bình tam giác (loại 100 ml), ống đong

270

Với giải Thực hành 2 trang 22 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

Thực hành 2 trang 22 KHTN lớp 8: Chuẩn bị:

● Dụng cụ: Cân điện tử, bình tam giác (loại 100 ml), ống đong.

● Hoá chất: Bột sodium hydrogencarbonate (NaHCO3), dung dịch giấm ăn (CH3COOH).

Tiến hành:

Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa 10 ml giấm ăn và một mẩu giấy có chứa một thì cafe bột NaHCO3 trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mA).

Bước 2: Đổ bột NaHCO3 vào bình tam giác, đặt lại mẩu giấy lên đĩa cân, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB).

● Mô tả hiện tượng thí nghiệm, cho biết khối lượng mA và mB.

● So sánh mA và mB. Giải thích.

Trả lời:

- Hiện tượng thí nghiệm: có khí thoát ra. Học sinh làm thí nghiệm và ghi lại giá trị mA, mB.

- So sánh: mA > mB. Giải thích:

Phản ứng hoá học xảy ra ở thí nghiệm 2 có thể được biểu diễn bằng sơ đồ ở dạng chữ như sau:

Acetic acid + Sodium hydrogencarbonate → Sodium acetate + Carbon dioxide + Nước

Vậy mA > mB do sau phản ứng có khí carbon dioxide thoát ra khỏi bình.

Lý thuyết Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như sau: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

Giải thích:

Trong phản ứng hoá học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử; số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi, khối lượng nguyên tử không thay đổi. Vì vậy, tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.

Xét phản ứng:

Barium chloride + Sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium chloride

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mBarium chloride + mSodium sulfate = mBarium sulfate + mSodium chloride

Lưu ý: Với các phản ứng hoá học có tạo thành chất khí, khi tính khối lượng của các chất sản phẩm cần lưu ý tính cả khối lượng của chất khí bay ra.

Đánh giá

0

0 đánh giá