Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

7.5 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 17 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Câu hỏi 2 trang 17 Lịch sử 7: Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-a SGK trang 16 – 17.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Quan hệ chủ - thợ, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

Trả lời:

- Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

+ Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và cả các công ti thương mại. 

+ Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ bóc lột giữa chủ (giai cấp tư sản) với thợ (giai cấp vô sản)

Lý thuyết Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu

a) Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, nô lệ, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu.

- Tại châu Âu, giới quý tộc và thương nhân châu Âu dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn đề tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công....

=> Tư sản ở Tây Âu đã tích lũy được một nguồn vốn ban đầu và tập hợp được đội ngũ đông đảo những người làm thuê.

- Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện:

+ Giới quý tộc, thương nhân châu Âu lập ra các công trường thủ công, đồn điền quy mô lớn, các công ty thương mại

+ Quan hệ giữ chủ công trường thủ công, chủ đồn điền,… với những người làm thuê (công nhân) quan hệ là chủ - thợ.

b) Sự biến đổi của xã hội Tây Âu

- Trong xã hội với sự hình thành của các giai cấp mới - tư sản và vô sản:

- Giai cấp tư sản:

+ Là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,… trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,…

+ Nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội.

- Giai cấp vô sản:

+ Gồm đội quân lao động làm thuê cho chủ tư sản.

+ Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời.

 

Lý thuyết Lịch Sử Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 15 Lịch sử 7Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới...

Câu hỏi 2 trang 15 Lịch sử 7: Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?...

Câu hỏi trang 16 Lịch sử 7: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí...

Câu hỏi 1 trang 17 Lịch sử 7Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào...

Câu hỏi trang 17 Lịch sử 7Hãy cho biết những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này...

Luyện tập 1 trang 17 Lịch sử 7: Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 17 Lịch sử 7Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì?...

Vận dụng 3 trang 17 Lịch sử 7Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy tìm hiểu thêm và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Đánh giá

0

0 đánh giá