Giải SGK Lịch Sử 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

20.2 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 3 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Video giải Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức

1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

Giải Lịch sử 7 trang 19 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 19 Lịch sử 7: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1 SGK trang 18 – 19.

B2: Các từ khóa cần chú ý: cuối thế kỉ XIII, công trường thủ công, công ty thương mại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản.

Trả lời:

Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.

- Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng.

- Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển.

- Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

2. Phong trào Văn hóa Phục hưng

Giải Lịch sử 7 trang 20 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 20 Lịch sử 7: Hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1 SGK trang 19 – 20.

B2: Các từ khóa cần chú ý: sự phát triển đỉnh cao, sự nở rộ, tài năng nghệ thuật, quan điểm sai lầm.

Trả lời:

Một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng

- Văn học: Thơ, tiểu thuyết, kịch. Tác phẩm nổi tiếng như Đan-tê với “Thần Khúc”, Pê-tra-ca với tập thơ “Tình Yêu”.

- Lĩnh vực hội họa, điêu khắc, kiến trúc với đặc điểm nổi bật là thể hiện sinh động nội tâm nhân vật.

- Hội họa có thể kể đến như Lê-ô-na đơ Vi-na, Ra-pha-eo

- Điêu khắc, kiến trúc: phản ánh sự phục hồi cổ điển. Tiêu biểu là: Lâu đài Chambord ở Pháp, lâu đài Azay le Rideau, bảo tàng Louvre, nóc vòm nhà thờ thánh Peter, nhà thờ thánh Phêrô ở Vatican,…

- Thiên văn học: Cô-péc-ních với thuyết Mặt trời là trung tâm, G.Bru-nô, G.Ga-li-ê.

- Văn học, nghệ thuật: khắc họa bức tranh hiện thực về xã hội Tây Âu, đồng thời thể hiện thái độ châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng mãnh liệt về sự công bằng, bác ái.

- Về khoa học – kỹ thuật: 

+ Xây dựng thành công lò gang nấu quặng, không chỉ nấu được gang mà luyện được thép

+ Cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới thúc đẩy ngành công nghiệp

+ Ngành giải phẫu có nhiều bước tiến mới đã đánh một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm

- Thời Phục hưng đã xuất hiện các nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ của giáo hội Thiên chúa.

Câu hỏi 2 trang 20  Lịch sử 7: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2 SGK trang 19 – 20.

B2: Các từ khóa cần chú ý: sự phát triển đỉnh cao, sự nở rộ, tài năng nghệ thuật, quan điểm sai lầm.

Trả lời:

Em ấn tượng nhất với "thuyết nhật tâm" của Cô-péc-ních, G.Bru-nô, G.Ga-li-ê.

- Học thuyết này tập trung vào hai quan điểm: Trái Đất hình tròn và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Điều này đã đối lập hoàn toàn với quan điểm Trái Đất là trung tâm của giáo hội Thiên chúa. Tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học thiên văn và nghiên cứu thiên văn ở các giai đoạn lịch sử tiếp theo.

- Mặc dù những người theo học thuyết Mặt trời là trung tâm đều bị giáo hội xử tử song cho đến khi lên giàn thiêu họ vẫn khẳng định quan điểm của mình “dù sao Trái Đất vẫn quay”.

Giải Lịch sử 7 trang 21 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 21 Lịch sử 7: Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa Phục hưng về vấn đề gì?

 

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1 SGK trang 20 – 21.

B2: Đọc tư liệu trang 20 SGK

B3: Các từ khóa cần chú ý: giá trị con người, tự do cá nhân, tinh thần dân tộc.

Trả lời:

 Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa Phục hưng về vấn đề

- Các nhà Văn hóa Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.

 

- Văn hóa Phục hưng đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hóa nhân loại.

Câu hỏi 2 trang 21 Lịch sử 7: Phong trào Văn hóa Phục hưng có ý nghĩa và tác động đến xã hội Tây Âu như thế nào.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2 SGK trang 20 – 21.

B2: Các từ khóa cần chú ý: giá trị con người, tự do cá nhân, tinh thần dân tộc.

Trả lời:

- Ý nghĩa phong trào Văn hóa Phục hưng:

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

=> Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.

- Tác động phong trào Văn hóa Phục hưng đến xã hội Tây Âu:

+ Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến

+ Là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại" mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

3. Phong trào Cải cách Tôn giáo

Câu hỏi trang 21 Lịch sử 7: Hãy giải thích vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 SGK trang 21.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Thiên Chúa giáo, chi phối, cản trở, giai cấp tư sản.

Trả lời:

Phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện vì:

- Giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Kitô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản. Giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và lễ nghi tốn kém.

- Giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.

Câu hỏi trang 21 Lịch sử 7: Hãy trình bày những nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo

Phương pháp giải:

B1: Quan sát hình 5 SGK trang 21.

 (ảnh 1)

B2: Các từ khóa cần chú ý: phê phán, chỉ trích, đòi bãi bỏ, ủng hộ,.

Trả lời:

Những nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo:

- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo Hoàng.

- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lý giả dối của Giáo hội.

- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

Giải Lịch sử 7 trang 22 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 22 Lịch sử 7: Trình bày tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 SGK trang 22.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Thiên Chúa giáo phân hóa, Chiến tranh nông dân Đức, lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, mở đường.

Trả lời:

Tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu:

- Thiên chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo cải cách.

- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

- Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

4. Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 trang 22 Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2 SGK trang 19 – 20.

B2: Các từ khóa cần chú ý: nhà văn, nhà triết học, họa sĩ thiên tài, nhà viết kịch vĩ đại.

Trả lời:

Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu (ảnh 2)

Luyện tập 2 trang 22 Lịch sử 7: Vẽ sơ đồ tư duy (hoặc lập bảng hệ thống) thể hiện những nét chính của Phong trào Cải cách tôn giáo (nguyên nhân, nội dung, tác động).

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 SGK trang 21 – 22.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Thiên Chúa giáo, chi phối, cản trở, giai cấp tư sản, phê phán, chỉ trích, đòi bãi bỏ, ủng hộ.

Trả lời:

Vận dụng 3 trang 22 Lịch sử 7: Sưu tầm tư liệu từ Internet và sách, báo để giới thiệu (theo cách của em) về một công trình/tác phẩm/nhà văn hóa thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất.

Phương pháp giải:

B1: Sử dụng các thiết bị có kết nối Internet để tìm kiếm.

B2: Các từ khóa tìm kiếm: tiểu sử, cuộc đời, thành tựu của Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Bức tranh Nàng La Giô-công-đơ,…

Trả lời:

Leonard de Vinci (tiếng Pháp), là tên mà người Việt quen dùng do được biết đến vĩ nhân này từ thời Pháp thuộc, phiên âm ra là Lêôna đơ Vanhxi. Nhưng Leonardo di ser Piero da Vinci mới là tên chuẩn và đầy đủ, nghĩa là Leonardo, con trai của ngài Piero, đến từ Vinci.

Ông là hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư công binh, nhà giải phẫu, nhà toán học, hoá học, vật lý học, triết học, thiên văn học, nhà thơ, nhà văn, nhạc công, ca sĩ, nhà phát minh- sáng chế … nghề nào ông cũng thuộc loại giỏi nhất nhì thời Phục Hưng.

Tác phẩm nổi tiếng của ông như bức tranh Mona Lisa, a, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius.

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi:

Biến đổi về kinh tế:

+ Các công trường thủ công, công ti thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô.

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xưởng đóng tàu của công ty Đông Ấn Hà Lan (tranh vẽ)

Biến đổi về xã hội:

+ Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật,…

+ Giai cấp vô sản (công nhân) làm việc vất vả, đời sống khó khăn, có mâu thuẫn lợi ích đối với giai cấp tư sản.

2. Phong trào Văn hóa Phục hưng

- Nguồn gốc: phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV), sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

a) Những thành tựu tiêu biểu

Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật tiêu biểu.

- Về văn học:

+ M. Xéc-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn Ki-hô-tê.

+ W. Sếch-xpia (người Anh) - nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng với nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô,…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của nhà văn Xéc-van-téc (minh họa)

- Về nghệ thuật:

+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi (người I-ta-li-a) là một họa sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 Bữa tiệc cuối cùng - một kiệt tác của Lê-ô-na Đơ Vanh-xi

+ Mi-ken-lăng-giơ (người I-ta-li-a) là một danh họa, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng, Tượng Đa-vít,…

- Về thiên văn học: thời kì này xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ:

+ Cô-péc-ních (người Ba Lan) là nhà thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng Trái đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, học thuyết của cô bị Giáo hội cấm lưu truyền.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chân dung nhà Thiên văn học Cô-péc-ních

+ G. Ga-li-lê (người I-ta-li-a) vì công bố thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi đã 70 tuổi, ông nổi tiếng với câu nói khi bị kết án: “Dù sao thì trái đất vẫn quay”.

b) Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Các nhà Văn hóa Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.

- Văn hóa Phục hưng đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dan tộc, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hóa nhân loại.

- Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.

3. Phong trào Cải cách tôn giáo

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.

- Đến đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.

=> Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu từ Đức sau đó lan sang các nước Tây Âu.

Tiêu biểu nhất là tư tường cải cảch của Mác-tin Lu-thơ (Đức) và Giăng Can-vanh (Thuỵ Sĩ).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Nội dung cơ bản

- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.

- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hoàng.

- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

c) Tác động

- Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái:

Cựu giáo (Thiên Chúa giáo)

Tân giáo (Anh giáo, Tin lành,… là những tôn giáo cải cách).

Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức, thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

- Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Bài 6: Các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá