Sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 2 (Kết nối tri thức): Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

4 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

A - TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1 trang 8, 9 SBT Lịch sử 7Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1 trang 8 SBT Lịch sử 7: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?

A. Đường bộ.

B. Đường biển.

C. Đường hàng không.

D. Đường sống.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng đường biển.

Câu 1.2 trang 8 SBT Lịch sử 7: Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI?

A. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.

B. Hy Lap, I-ta-li-a.

C. Anh, Hà Lan.

D. Tây Ban Nha, Anh.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI (SGK - trang 15)

Câu 1.3 trang 8 SBT Lịch sử 7: Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là

A. B. Đi-a-xơ.

B. C. Cô-lôm-bô.

C. V. Ga-ma.

D. Ph. Ma-gien-lăng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là C. Cô-lôm-bô.

- B. Đi-a-xơ phát hiện ra điểm cực nam châu Phi (được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau này được đổi tên thành mũi Hảo Vọng).

- Cuộc phát kiến của V. Ga-ma đã phát hiện tuyến đường biển sang Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lăng là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển.

Câu 1.4 trang 8 SBT Lịch sử 7: Hướng đi của C.Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?

A. Đi sang hướng đông.

B. Đi về phía tây.

C. Đi xuống hướng nam.

D. Ngược lên hướng bắc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

- So với các nhà phát kiến địa lí khác, hướng đi của C.Cô-lôm-bô có điểm khác biệt là: đi về phía Tây.

Câu 1.5 trang 8 SBT Lịch sử 7: Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là

A. B. Đi-a-xơ.

B. C. Cô-lôm-bô.

C.V. Ga-ma.

D. Ph. Ma-gien-lăng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là Ph.Ma-gien-lăng.

Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là C. Cô-lôm-bô.

- B. Đi-a-xơ phát hiện ra điểm cực nam châu Phi (được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau này được đổi tên thành mũi Hảo Vọng).

- Cuộc phát kiến của V. Ga-ma đã phát hiện tuyến đường biển sang Ấn Độ.

Câu 1.6 trang 8 SBT Lịch sử 7: Nội dung nào không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại?

A. Tạo ra cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.

B. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng.

C. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.

D. Dẫn đến sự ra đời các thành thị trung đại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại:

+ Tạo ra cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.

+ Làm cho thị trường thế giới được mở rộng.

+ Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.

Câu 1.7 trang 8 SBT Lịch sử 7: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Tăng lữ, quý tộc.

B. Nông dân, quý tộc.

C. Thương nhân, quý tộc.

D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp thương nhân và quý tộc châu Âu.

Câu 1.8 trang 8, 9 SBT Lịch sử 7: Những thành phần nào hình thành nên giai cấp tư sản trong xã hội Tây Âu?

A. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn.

B. Chủ công trường thủ công, nông dân mất ruộng đất, nhà buôn lớn.

C. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn phá sản.

D. Chủ đồn điền, nhà buôn lớn, các thợ thủ công học việc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

- Giai cấp tư sản trong xã hội Tây Âu được hình thành từ: chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn.

Bài tập 2 trang 9 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định các ý trả lời đúng cho câu hỏi sau:

Câu hỏi: Sau phát kiến địa lí, giai cấp tư sản Tây Âu đã sử dụng những biện pháp nào để tích luỹ vốn và nhân công?

A. Mở rộng quy mô các xưởng sản xuất, các đồn điền và các công ti thương mại.

B. Cho nô lệ vay lãi nặng.

C. Buôn bán nô lệ.

D.“Rào đất cướp ruộng”.

E. Phát hành thêm nhiều tiền.

G. Vay tiền của nhà vua để mở rộng kinh doanh.

Trả lời:

- Những ý trả lời đúng là: A, C, D

Bài tập 3 trang 9 SBT Lịch sử 7: Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp với hành trình của các cuộc phát kiến địa lí.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép:

1 - b);                               2 - c), g)

3 - e), h)                                     4 - a), d)

B - TỰ LUẬN

Bài tập 1 trang 10 SBT Lịch sử 7: Hãy chọn từ/cụm từ để hoàn thiện các câu sau.

Các cuộc phát kiến địa lí đã diễn ra vào cuối thế kỉ ...(1)... - đầu thế kỉ ...(2)..., trong đó ...(3)... và ...(4)... là những nước đi tiên phong.

Những nhà phát kiến đã tìm ra những ...(5)...., .....(6)…. hàng hải mới. Phát kiến địa lí đã đem về...(7)... khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu.

Tuy nhiên, phát kiến địa lí cũng gây ra những tác động ...(8)... như làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.

Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới ...(9)... và ...(10)... châu Âu đẩy mạnh việc cướp bóc và buôn bán nhằm tích luỹ vốn và nhân công.

Trả lời:

Các cuộc phát kiến địa lí đã diễn ra vào cuối thế kỉ (1) XV - đầu thế kỉ (2) XVI, trong đó (3) Tây Ban Nha và (4) Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong.

Những nhà phát kiến đã tìm ra những (5) vùng đất mới, (6) những con đường hàng hải mới. Phát kiến địa lí đã đem về (7) châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu.

Tuy nhiên, phát kiến địa lí cũng gây ra những tác động (8) tiêu cực như làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.

Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới (9) quý tộc và (10) thương nhân châu Âu đẩy mạnh việc cướp bóc và buôn bán nhằm tích luỹ vốn và nhân công.

Bài tập 2 trang 10 SBT Lịch sử 7: Đọc đoạn tư liệu sau và khai thác thông tin trong SGK, em hãy cho biết vì sao các cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa thúc đẩy nhanh quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản?

Tư liệu: “Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ, việc tuyệt diệt những người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ; việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc miền Đông Ấn; việc biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán người da đen - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa”

(C. Mác, Tư bản, Quyển thứ nhất, Tập III, NXB Sự thật, 1975, tr. 330)

Trả lời:

- Đoạn tư liệu trên là khái quát của C. Mác về những hình thức tích luỹ ban đầu để tạo ra vốn và nhân công nhiều nhất, nhanh nhất sau các cuộc phát kiến địa lí, từ đó dẫn đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản:

+ Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và cả các công ti thương mại.

+ Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ chủ - thợ.

Bài tập 3 trang 10 SBT Lịch sử 7: Vì sao phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra điển hình nhất ở nước Anh?

Trả lời:

Giải thích: Vào thế kỉ XVI, len dạ của Anh rất nổi tiếng nhờ chất lượng tốt, trở thành mặt hàng buôn bán chủ đạo của các thương nhân Anh ở khắp các thị trường châu Âu. Do đó, giới quý tộc Anh đã tăng cường cướp đoạt ruộng đất của những người nông dân, biến đồng ruộng thành các đồng cỏ chăn nuôi cừu, lấy lông cừu cung cấp cho các xưởng dệt len dạ. Những người nông dân bị mất ruộng đất trở thành những kẻ lang thang, họ ra thành phố làm thuê cho các xưởng thủ công, các đồn điền, trở thành những người vô sản.

Bài tập 4 trang 10 SBT Lịch sử 7: Biến đổi chính trong xã hội Tây Âu cuối thời kì trung đại là gì? Hãy cho biết nguồn gốc xuất thân của giai cấp tư sản và vô sản.

Trả lời:

- Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu cuối thời kì trung đại:

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

+ Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới (tư sản và vô sản) với lực lượng phong kiến chuyên chế ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hàng loạt các cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến.

- Nguồn gốc xuất thân của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản:

+ Giai cấp tư sản: là những chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn. Giai cấp tư sản nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội.

+ Giai cấp vô sản là những người lao động làm thuê, không có tư liệu sản xuất.

Bài tập 5 trang 10 SBT Lịch sử 7: Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Hãy tìm hiểu và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?

Trả lời:

- Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cước bóc thực dân. Ở Việt Nam, Việt Nam từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:

+ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Năm 1884, thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Đến năm 1945, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đã giành được độc lập.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 5: Ấn Độ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Đánh giá

0

0 đánh giá