Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào là quan trọng nhất? Vì sao

22.9 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 15 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Câu hỏi 2 trang 15 Lịch sử 7: Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

B1: Quan sát hình 1 trang 14 và đọc mục 1-a SGK trang 15, từ hướng mũi tên thấy được hành trình của các cuộc phát kiến địa lý.

B2: Xác định điểm khởi đầu và kết thúc của các cuộc phát kiến.

B3: Giải thích cụ thể trong bài

Trả lời:

Cuộc phát kiến địa lý của Ma-gien-lăng là cuộc phát kiến địa lý quan trọng nhất vì:

- Đây là cuộc phát kiến có hành trình dài nhất trong lịch sử các cuộc phát kiến địa lý. Ma-gien-lăng cùng đoàn thủy thủ xuất phát từ Tây Ban Nha đã đi vòng quanh thế giới, đi qua các đại dương lớn như Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

- Chứng tỏ luận điểm “Trái đất hình tròn” là đúng đắn, đây là cơ sở rất lớn để các nhà văn, nhà thơ, nhà thiên văn học, triết học thời kỳ Văn hóa Phục Hưng bảo vệ cho luận điểm “Mặt trời là trung tâm” và “Trái đất hình tròn”.

- Thúc đẩy quá trình hoàn thành bản đồ thế giới từ đó tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến tiếp theo.

- Tạo cơ sở quan trọng làm sụp đổ các tư tưởng triết học bảo thủ, sai lầm của giáo hội Thiên Chúa.

Lý thuyết Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

a) Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn

- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.

- Năm 1487, B.Đi-a-xơ - hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha, đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi - mũi Hảo Vọng.

- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ từ Tây Ban Nha đi về phía tây, vượt qua Đại Tây Dương và đã tìm ra vùng đất mởi - châu Mỹ.

- Năm 1497, đoàn thám hiểm của V.Ga-ma gồm 4 chiếc tàu với 160 thuỷ thủ rời cảng Li-xbon (Bồ Đào Nha), cũng vòng qua điểm cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ (1498). Ước mơ phát hiện tuyến đường biển sang Ấn Độ đã được thực hiện.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ Tây Ban Nha, đi về phía tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới năm 1522.

Lý thuyết Lịch Sử Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí lớn

b) Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Hệ quả tích cực:

+ Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,…

+ Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.

- Hệ quả tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa,…

Lý thuyết Lịch Sử Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)Tình trạng buôn bán nô lệ (tranh minh họa)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 15 Lịch sử 7Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới...

Câu hỏi trang 16 Lịch sử 7: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí...

Câu hỏi 1 trang 17 Lịch sử 7Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào...

Câu hỏi 2 trang 17 Lịch sử 7Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu...

Câu hỏi trang 17 Lịch sử 7Hãy cho biết những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này...

Luyện tập 1 trang 17 Lịch sử 7: Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 17 Lịch sử 7Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì?...

Vận dụng 3 trang 17 Lịch sử 7Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy tìm hiểu thêm và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Đánh giá

0

0 đánh giá