Với giải Thực hành 1 trang 18 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
Thực hành 1 trang 18 KHTN lớp 8: Chuẩn bị:
• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm.
• Hoá chất: Đường ăn.
Tiến hành:
• Cho khoảng một thìa cafe đường ăn vào ống nghiệm, sau đó đun trên ngọn lửa đèn cồn (hình 2.5).
• Mô tả trạng thái (thể, màu sắc, …) của đường trước và sau khi đun.
• Nêu dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.
Trả lời:
- Trước khi đun: Đường là chất rắn, màu trắng, vị ngọt, không mùi, tan trong nước.
- Sau khi đun: Thu được chất rắn, màu đen, vị đắng, mùi khét, không tan trong nước.
- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: có sự thay đổi màu sắc (từ trắng sang đen); vị (từ ngọt sang đắng); mùi (từ không mùi sang khét); độ tan (từ tan trong nước sang chất mới không tan trong nước).
Lý thuyết Dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra
Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa); …
Ví dụ: Trong phản ứng của sắt tác dụng với hydrochloric acid, quan sát thấy có bọt khí bay lên.
- Có sự toả nhiệt và phát sáng
Sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra.
Ví dụ: Khi đốt nến, nến cháy có sự toả nhiệt và phát sáng.
Video bài giảng KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học - Cánh diều
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 3 trang 17 KHTN lớp 8: Quan sát sơ đồ hình 2.2, cho biết:....
Thực hành 1 trang 18 KHTN lớp 8: Chuẩn bị:....
Thực hành 2 trang 19 KHTN lớp 8: Chuẩn bị....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: