Sách bài tập KHTN 8 Bài 2 (Cánh diều): Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

3.3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Bài 2.1 trang 8 Sách bài tập KHTN 8: Methane là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên khí biogas dùng làm nhiên liệu. Methane cháy trong oxygen (không khí) tạo thành carbon dioxide và nước, phản ứng toả nhiệt mạnh.

a) Chất tham gia phản ứng cháy của methane là

A. Methane.                                                       B. Oxygen.

C. methane và oxygen.                                       D. oxygen và nước.

b) Chất sản phẩm trong phản ứng cháy của methane là

A. carbon dioxide.                                              B. nước.

C. oxygen và nước.                                            D. carbon dioxide và nước.

c) Trong các mỏ than luôn có một hàm lượng khí methane. Lượng khí methane này chính là nguyên nhân gây ra các vụ nổ hầm lò khi có các hoạt động làm phát sinh tia lửa như bật diêm, nổ mìn, chập điện,… Một vụ nổ khí methane xảy ra khi hội tụ đủ các yếu tố cơ bản nào? Em hãy đề xuất các biện pháp phòng cháy nổ khí methane trong các hầm lò.

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: C

Chất tham gia phản ứng cháy của methane là methane và oxygen.     

b) Đáp án đúng là: D

Chất sản phẩm trong phản ứng cháy của methane là carbon dioxide và nước.

c) Vụ nổ khí methane xảy ra khi hội tụ đủ các yếu tố cơ bản:

+ Trong hầm có khí methane, khí oxygen.

+ Có tia lửa như: bật diêm, chập điện…

Biện pháp phòng cháy nổ khí methane trong các hầm lò:

+ Lắp đặt hệ thống giám sát lượng khí methane trong hầm lò;

+ Đảm bảo gương lò có độ thoát khí methane cao.

+ Không được đem những vật dễ bắt lửa khi đi vào những hang động, hầm lò,…

+ Khi đi sâu vào hầm thì dùng đèn pin chiếu sáng, không được dùng diêm để phát sáng…

Bài 2.2 trang 9 Sách bài tập KHTN 8: Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt cháy gas toả nhiều nhiệt phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh.

a) Quá trình đốt cháy gas ở trên xảy ra không cần điều kiện nào sau đây?

A. Tiếp xúc với oxygen.                                     B. Có chất xúc tác.

C. Có tia lửa khơi mào.                                       D. Tiếp xúc với không khí.

b) Vì sao gas vẫn tiếp tục cháy mà không cần đánh lửa?

c) Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ có sự rò rỉ gas?

A. Phát sáng.                   B. Toả nhiệt.               C. Mùi.                   D. Ngọn lửa.

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: B

Quá trình đốt cháy gas không cần chất xúc tác.

b) Gas vẫn tiếp tục cháy mà không cần đánh lửa vì ống dẫn gas vẫn đang mở, do đó lượng gas (thành phần chủ yếu là các khí propane, butane) sẽ liên tục phản ứng với lượng oxygen trong không khí. Giúp cho phản ứng vẫn được duy trì.

c) Đáp án đúng là: C

Dấu hiệu chứng tỏ có sự rò rỉ gas là mùi.

Bài 2.3 trang 9 Sách bài tập KHTN 8: Hiện nay than tổ ong vẫn đang được sử dụng khá phổ biến ở một số địa phương ở nước ta. Quá trình đốt cháy than tổ ong cung cấp nhiệt năng để đun nấu. Để đốt than tổ ong cần mồi bằng lửa và quạt đến khi than bén cháy.

a) Cho các biện pháp: quạt, tạo lỗ tổ ong, tạo các thanh ngăn ở bếp để đặt viên than, mồi bằng lửa.

Số biện pháp ở trên có thể tiến hành với mục đích để than tiếp xúc với không khí là

A. 4.                                B. 1.                           C. 2.                       D. 3.

b) Khi đốt than tổ ong, carbon tác dụng với oxygen và tạo thành khí carbon dioxide. Tuy nhiên, trong điều kiện khí oxygen không đủ, phản ứng cũng sinh ra một lượng nhỏ khí độc carbon monoxide. Xác định các chất phản ứng và sản phẩm trong quá trình cháy của than tổ ong.

c) Theo em, tại sao không nên đốt than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm vào mùa đông?

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: D

3 biện pháp có thể tiến hành với mục đích để than tiếp xúc với không khí là: quạt, tạo lỗ tổ ong, tạo các thanh ngăn ở bếp để đặt viên than.

b) Các chất phản ứng: Carbon và oxygen.

Chất sản phẩm: Carbon dioxide hoặc carbon monoxide.

c) Trong quá trình đốt than tổ ong sinh ra một lượng khí carbon dioxide (CO2). Khi chúng ta đốt trong phòng kín sẽ dễ bị ngạt do thiếu oxygen để thở. Ngoài ra, quá trình này còn sinh ra một lượng nhỏ khí carbon monoxide (CO) là một khí rất độc, khi hít phải sẽ vào phổi và kết hợp với hemoglobin làm giảm lượng oxygen trong máu có thể dẫn đến tử vong.

Bài 2.4 trang 9 Sách bài tập KHTN 8: Trong phản ứng hoá học yếu tố nào sau đây không thay đổi

A. Số phân tử nước và sau phản ứng.

B. Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng.

C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng.

D. Trạng thái chất trước và sau phản ứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong phản ứng hoá học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.

Bài 2.5 trang 9 Sách bài tập KHTN 8: Cho các loại phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy. Trong các loại phản ứng trên, có bao nhiêu loại cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?

A. 1.                                B. 2.                           C. 3.                       D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Có 3 loại phản ứng cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng là: phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy.

Bài 2.6 trang 10 Sách bài tập KHTN 8: Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng toả nhiệt không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau?

A. Cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

B. Cung cấp năng lượng cho động cơ điện.

C. Cung cấp năng lượng dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng,…

D. Cung cấp năng lượng trong việc vận hành máy móc, phương tiện giao thông như: xe máy, ô tô, tàu thuỷ,…

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ứng dụng không phải của phản ứng toả nhiệt: Cung cấp năng lượng cho động cơ điện.

Bài 2.7 trang 10 Sách bài tập KHTN 8: Trong các quá trình cho dưới đây, quá trình nào là quá trình toả nhiệt, quá trình nào là quá trình thu nhiệt?

STT

Quá trình

STT

Quá trình

1

Đá viên tan chảy.

6

Cho nước vào vôi sống (tôi vôi).

2

Đốt than.

7

Đốt cháy cồn.

3

Nước bay hơi.

8

Luộc trứng.

4

Cho baking soda vào dung dịch giấm ăn.

9

Làm lạnh trong túi chườm lạnh.

5

Xăng cháy trong không khí.

10

Nướng bánh.

Lời giải:

Các quá trình toả nhiệt: (2), (5), (6), (7).

Các quá trình thu nhiệt: (1), (3), (4), (8), (9), (10)

Bài 2.8 trang 10 Sách bài tập KHTN 8: Ammonia (NH3) là nguyên liệu dùng để điều chế phân đạm và một số chất khác. Ammonia được điều chế từ khí hydrogen (H2) và khí nitrogen (N2) trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, áp suất cao và có sắt làm chất xúc tác theo sơ đồ (hình 2.1) sau:

Ammonia (NH3) là nguyên liệu dùng để điều chế phân đạm và một số chất khác

a) Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

b) Nhận xét số nguyên tử H và số nguyên tử N trước và sau phản ứng.

c) Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

Lời giải:

a) Trước phản ứng:

+ Hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau.

+ Hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau.

b) Số lượng nguyên tử nitrogen và hydrogen trước và sau phản ứng bằng nhau (không thay đổi).

c) Sau phản ứng: ba nguyên tử hydrogen (H) liên kết với một nguyên tử nitrogen (N) tạo thành phân tử ammonia (NH3).

Bài 2.9 trang 10 Sách bài tập KHTN 8: Trong thí nghiệm phân huỷ đường (đun nóng đường), dấu hiệu nào chứng tỏ đường đã bị phân huỷ hoàn toàn thành carbon (than) và nước?

Lời giải:

Dấu hiệu: Màu sắc của chất chuyển từ trắng sang đen, có hơi nước bám trên thành ống nghiệm.

Bài 2.10 trang 10 Sách bài tập KHTN 8: Khí hydrogen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách cho kim loại zinc tác dụng với dung dịch hydrochloric acid. Khí hydrogen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách cho kim loại zincKhí hydrogen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách cho kim loại zinc tác dụng với dung dịch hydrochloric acid. Dấu hiệu nào chứng tỏ phản ứng có tạo ra khí hydrogen?

Lời giải:

Dấu hiệu: Kim loại zinc tan dần, có bọt khí bay lên.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

I. Phản ứng hoá học là gì?

Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất tham gia phản ứng, chất tạo thành sau phản ứng được gọi là chất sản phẩm.

Ví dụ:

Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt (iron) và bột lưu huỳnh (sulfur) ta được hợp chất iron(II) sulfide (FeS).

+ Chất tham gia phản ứng là sắt và lưu huỳnh.

+ Chất sản phẩm là iron(II) sulfide.

II. Diễn biến của phản ứng hoá học

- Các biến đổi hoá học xảy ra khi có sự phá vỡ liên kết trong các chất tham gia phản ứng và sự hình thành các liên kết mới để tạo ra chất sản phẩm.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Sơ đồ mô tả phản ứng đốt cháy khí methane trong không khí thu được carbon dioxide và nước

- Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.

III. Dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra

Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

- Có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa); …

Ví dụ: Trong phản ứng của sắt tác dụng với hydrochloric acid, quan sát thấy có bọt khí bay lên.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

- Có sự toả nhiệt và phát sáng

Sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra.

Ví dụ: Khi đốt nến, nến cháy có sự toả nhiệt và phát sáng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

IV. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt

1. Khái niệm

Phản ứng hoá học khi xảy ra luôn kèm theo sự toả ra hoặc thu vào năng lượng (thường dưới dạng nhiệt), năng lượng này được gọi là năng lượng của phản ứng hoá học.

+ Phản ứng toả ra năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng toả nhiệt. Phản ứng toả nhiệt làm nóng môi trường xung quanh.

Ví dụ: Phản ứng đốt cháy than; phản ứng đốt cháy xăng, dầu trong các động cơ; …

+ Phản ứng thu vào năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng thu nhiệt. Phản ứng thu nhiệt làm lạnh môi trường xung quanh.

Ví dụ: Phản ứng nung vôi (phân huỷ CaCO3 thành CaO và CO2).

2. Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt

- Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng toả nhiệt có ứng dụng chính là cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

- Nhiệt năng thu được khi đốt cháy các nhiên liệu như than, xăng, dầu, … có thể được dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, … Than được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu trong công nghiệp. Xăng, dầu được sử dụng chủ yếu trong vận hành các máy móc, phương tiện giao thông như: xe máy, ô tô, tàu thuỷ, …

Đánh giá

0

0 đánh giá