Với giải Câu hỏi thảo luận 3 trang 25 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu hỏi thảo luận 3 trang 25 KHTN lớp 7: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học cho biết những thông tin gì về nguyên tố đó
Phương pháp giải:
Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân
Trả lời:
- Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton trong hạt nhân = số electron trong nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Ví dụ: Nguyên tử hydrogen có số hiệu nguyên tử là 1
=> Nguyên tố hydrogen ở ô số 1 trong bảng tuần hoàn, điện tích hạt nhân là +1 (do có 1 proton trong hạt nhân) cà có 1 electron trong nguyên tử
Lý thuyết Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Mô tả cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm.
- Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn.
2. Ô nguyên tố
- Trong bảng tuần hoàn, mỗi ô nguyên tố cho biết các thông tin cần thiết về một nguyên tố hóa học.
- Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) và bằng số electron của nguyên tử.
- Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Ví dụ: Dựa vào ô nguyên tố số 8 trong bảng tuần hoàn ta biết được:
+ Số hiệu nguyên tử: 8
+ Kí hiệu hóa học: O
+ Tên nguyên tố: oxygen
+ Khối lượng nguyên tử: 16 amu
+ Ngoài ra:
Điện tích hạt nhân = +8.
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 8
3. Chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là chu kì.
- Hiện nay, bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kì, xét về số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì thì chu kì được chia thành:
+ Chu kì nhỏ gồm các chu kì 1, 2, 3.
+ Chu kì lớn gồm các chu kì 4, 5, 6, 7.
- Số thứ tự chu kì = số lớp electron.
4. Nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Nhóm là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân.
- Số thứ tự nhóm được kí hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VIII.
Ví dụ:
+ Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (trừ H). Nguyên tử của chúng đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ Li (+3) đên Fr (+87).
+ Nhóm VIIA gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (trừ At, Ts). Nguyên tử của chúng đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ F (+9) đến Ts (+117).
Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 1 trang 23 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 4.1, em hãy cho biết...
Câu hỏi thảo luận 4 trang 25 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 4.4 và trả lời các câu hỏi sau:...
Bài 1 trang 30 KHTN lớp 7: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo...
Bài 2 trang 30 KHTN lớp 7: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?...
Bài 3 trang 30 KHTN lớp 7: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học